[Giải đáp] Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
15/09/2022
Lần cập nhật cuối:
17/09/2022
Số lần xem:
154

Hầu hết các ý kiến cho rằng, lấy cao răng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, liệu có phải 100% lấy cao răng có ảnh hưởng gì không đến sức khỏe răng miệng của chúng ta? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

1. Lấy cao răng có ảnh hưởng gì tới răng không?

Cao răng là những mảng bám cứng, xỉn màu trên bề mặt răng, được hình thành do sự vôi hóa cặn mềm dưới sự tác động của các muối vô cơ có trong nước bọt. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, cao răng còn là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn gây hại, có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Cao răng bám cứng ở bề mặt
Cao răng đóng là những mảng cặn lóng xỉn màu, bám cứng trên bề mặt răng 

Lấy cao răng là kỹ thuật nha khoa tác động trực tiếp lên các mảng cao răng để loại bỏ và làm sạch chúng. Quá trình lấy cao răng chỉ tiếp xúc nhẹ trên bề mặt răng và không hề ảnh hưởng gì đến cấu trúc răng. Trái lại, lấy cao răng còn nên được thường xuyên thực hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng như:

  • Giảm hôi miệng: Các vi khuẩn có hại trên cao răng phân giải vụn thức ăn gây ra mùi hôi khó chịu. Loại bỏ cao răng chính là loại bỏ trực tiếp một phần lớn vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng.
  • Tránh các bệnh về răng: Các hoạt động sống của vi khuẩn trên cao răng có thể sản sinh ra nhiều chất độc. Chúng tiếp xúc với răng, nướu lâu ngày có thể gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm răng, viêm nướu, nha chu, tụt lợi…
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của răng: Chắc chắn sẽ không đảm bảo được thẩm mỹ nếu bạn nở nụ cười với những vết vàng ố xỉn màu trên răng. Làm sạch cao răng không chỉ bảo vệ mà còn giúp bạn lấy lại vẻ trắng sáng cho nụ cười của mình.

Một số trường hợp ngoại lệ, lấy cao răng nhưng làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng vẫn xảy ra. Tuy nhiên, nguyên chủ yếu là do chưa biết cách lấy cao răng nhưng vẫn tự thực hiện tại nhà. Hoặc do không biết sử dụng máy lấy cao răng cầm tay, dẫn đến tổn thương men răng và chảy máu chân răng.

2. Tác hại khi tự lấy cao răng không đúng cách

Tác hại khi tự lấy cao răng
Tự lấy cao răng tại nhà khi chưa có kinh nghiệm dễ bị chọc trúng nướu/lợi gây đau nhức và chảy máu

Có thể khẳng định, lấy cao răng gây ra những tổn hại chỉ có thể xuất phát từ trường hợp tự dùng dụng cụ tại nhà. Lấy cao răng sai cách có thể gây nên những tổn thương cho răng miệng như:

  • Không lấy được hết cao răng: Góc nhìn của người thực hiện lấy cao răng bị hạn chế. Các dụng cụ không thể tác động đến được những kẽ răng hoặc nơi xa khuất, khiến cao răng không được làm sạch hoàn toàn.
  • Tổn thương lợi: Cách dùng dụng cụ lấy cao răng không đúng dẫn đến có thể chọc vào lợi khiến chúng bị tổn thương, rách lợi, chảy máu. Nếu dụng cụ lấy cao răng không được vệ sinh sạch sẽ còn có thể gây nhiễm trùng, tạo viêm, sưng.
  • Khiến răng đau nhức: Chọc quá sâu vào chân răng trong quá trình thực hiện khiến bạn có cảm giác đau. Đặc biệt, đối với một số răng nhạy cảm khi bị dụng cụ tác động sâu cũng khiến cơn đau kéo dài, khó thuyên giảm.
  • Các vấn đề răng trầm trọng hơn: Lấy cao răng vô ý chọc nhầm vào các chỗ răng sâu, răng viêm, tủy viêm sẽ bị đau dữ dội. Việc làm này còn khiến cho phần mô viêm bị tổn thương hơn nữa, dẫn đến tình trạng viêm trở nên trầm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến các răng khác.

Lấy cao răng tại nhà là phương pháp tương đối tiết kiệm. Tuy nhiên, tự lấy cao răng khi không đủ kiến thức và kỹ năng là rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ giúp làm sạch cao răng một cách an toàn và hiệu quả.

3. Lấy cao răng an toàn, uy tín – Đến Nha khoa OZE

“Lấy cao răng đơn giản, lấy ở đâu cũng được!” – Quan điểm này chỉ đúng một nửa. Mặc dù các cơ sở nha khoa đều có dịch vụ lấy cao răng. Tuy nhiên, nếu chọn đúng đơn vị nha khoa uy tín, bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng dịch vụ, chăm sóc, thăm khám và tư vấn nhiệt tình…

Đội ngũ nha sĩ OZE lấy cao răng
Các bác sĩ lấy cao răng nhanh chóng và không gây đau đớn cho khách hàng

Tự tin là một trong những cơ sở nha khoa đi đầu tại Hà Nội, Nha khoa OZE đã thực hiện hàng triệu case study lấy cao răng thành công cho khách hàng. OZE quy tụ đội ngũ y bác sĩ có thâm niên trong ngành, có chuyên môn giỏi đồng hành cùng khách hàng trên chặng đường bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Về công nghệ lấy cao răng, bên cạnh thủ pháp truyền thống, Nha khoa OZE liên tục nghiên cứu và cập nhật trang thiết bị máy móc như Piezotome nhằm hỗ trợ quá trình lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Cận cảnh lấy cao răng tại nha khoa OZE
Cận cảnh trước và sau khi thực hiện lấy cao răng + đánh bóng răng

Bạn vẫn có thể trải nghiệm dịch vụ lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại, kèm theo khám sức khỏe răng miệng tổng quát và đánh bóng cho răng. Các quy trình chuẩn 5 bước được thực hiện nghiêm túc ở bất kỳ case lấy cao răng nào của Nha khoa OZE.

Để nhận thêm thông tin về dịch vụ lấy cao răng cũng như các dịch vụ khác tại OZE, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau:

4. Một số câu hỏi thường gặp khác về lấy cao răng

Để bổ sung thêm thông tin về việc lấy cao răng có ảnh hưởng gì không đến sức khỏe răng miệng, một số câu hỏi sau có thể hữu ích dành đến bạn đọc.

4.1. Cao răng có thể tự rơi ra không?

Cao răng đóng trên răng không thể tự rơi ra được. Chúng có độ cứng cao, bám chắc trên răng nên rất khó có thể tự bong tróc hoặc rơi rớt. Bạn sẽ cần phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ lấy cao răng.

4.2. Có nên tự lấy cao răng ở nhà không?

Các trường hợp cao răng nhẹ (độ 1), bạn có thể tự lấy tại nhà. Đối với các trường hợp cao răng cứng (từ độ 2 trở đi), bạn cần đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ giải quyết lấy cao răng.

Dù là bạn tự thực hiện tẩy cao răng tại nhà, hoặc cao răng ít nhưng vẫn nên đi khám và lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần tại phòng khám nha khoa để đảm bảo cao răng được làm sạch triệt để.

4.3. Lấy cao răng có đau không?

Quá trình lấy cao răng có thể làm bạn cảm thấy ê răng nhẹ nhưng không hề gây đau. Thông thường, cảm giác ê buốt sẽ nhanh chóng qua đi chỉ 2 – 3 tiếng sau khi lấy cao răng.

4.4. Bị viêm lợi thì có nên lấy cao răng?

Bệnh nhân bị viêm lợi nên lấy cao răng. Bởi lẽ, phương pháp này còn giúp phòng ngừa tác nhân gây viêm lợi.

Trừ một số trường hợp viêm quá nặng như viêm lợi loét hoại tử cấp tính và một số bệnh lý có mức độ nghiêm trọng tương tự mới không nên lấy cao răng ngay. Các bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ theo tình trạng bệnh mà đưa ra giải pháp điều trị thích hợp. Sau đó mới tiến hành loại bỏ cao răng.

Trên thực tế, những thắc mắc như lấy cao răng có ảnh hưởng gì không vẫn còn nhiều người không rõ. Nha khoa OZE hy vọng qua bài viết này, quý khách có thể an tâm sử dụng dịch vụ lấy cao răng để làm sạch và bảo vệ sức khỏe răng miệng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.