Sự tồn tại của cao răng làm tụt lợi hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy thực hư ra sao? Cùng Nha khoa OZE tìm hiểu kỹ càng dưới góc độ khoa học qua bài viết này nhé!
1. Cao răng có phải nguyên nhân gây tụt lợi

Tụt lợi là một trong những bệnh răng miệng, cụ thể là bệnh về nướu phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi các mô lợi xung quanh răng bị rút xuống, để lộ bề mặt chân răng. Tụt lợi không được điều trị kịp thời dễ gây ảnh hưởng xấu tới hàm răng như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo cảm giác răng dài hơn do lợi bị khuyết thiếu, hở kẽ răng
- Cặn thức ăn, mảng bám dễ dắt vào khe răng dẫn tới khó khăn trong vệ sinh răng miệng.
- Dễ gây ra mùi hôi răng miệng do vi khuẩn và nguy cơ sâu răng cao
- Chân răng nhạy cảm, ê buốt, dễ bị vi khuẩn tấn công làm viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng.
- Lâu dài có thể dẫn tới mất răng, bệnh răng miệng lan sang các răng bên cạnh.
Cao răng là mảng bám bị vôi hóa trên răng và cũng là một trong những nguyên nhân gây tụt lợi.
Cao răng là nơi trú ngụ các vi khuẩn có hại cho răng miệng, lâu ngày phá hủy mô xương và lợi, làm nướu teo lại và gây nên tụt lợi, viêm lợi, viêm nha chu. Bên cạnh đó, tụt lợi cũng có thể do cao răng không được xử lý sẽ xâm lấn khiến lợi bị tiêu biến và ngày càng lộ rõ chân răng.

Ngoài cao răng làm tụt lợi, còn một số nguyên nhân khác dẫn tới tụt lợi hở chân răng như: mảng bám lâu ngày, vệ sinh răng miệng sai cách, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, bệnh viêm nha chu hay thẩm mỹ răng sai cách…
Khi bị tụt lợi, bạn cần đến phòng khám để được nha sĩ tư vấn về nguyên nhân cũng như cách điều trị sao cho hiệu quả nhất.
2. Điều trị tụt lợi như thế nào
Cách điều trị tụt lợi nhẹ rất đơn giản. Người bệnh cần đánh răng đúng cách, vệ sinh răng miệng hợp lý, lấy cao răng định kỳ hoặc hàn bằng vật liệu hàn răng.
Cách điều trị tụt lợi nặng hiệu quả nhất là phẫu thuật. Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám và dựa trên tình trạng thực tế để tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.

Ngoài ra, để điều trị tụt lợi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà như:
- Trà xanh: Trong lá trà chứa catechin có khả năng điều trị tụt lợi hiệu quả. Người bệnh đun nước trà xanh và uống hoặc súc miệng hàng ngày để cải thiện tình trạng tụt lợi.
- Mật ong: Mật ong nổi tiếng với tính kháng khuẩn, khử trùng cao nên được ứng dụng tốt trong điều trị tụt lợi. Sau khi vệ sinh răng miệng, người bệnh dùng tăm bông tẩm mật ong chấm vào vùng lợi tụt, chờ 5 phút và súc miệng. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
- Chanh và dầu ô liu: Chanh có khả năng sát trùng rất tốt kết hợp với thành phần chống viêm trong dầu ô liu là lựa chọn tốt để trị tụt lợi. Bạn trộn nước cốt chanh với dầu oliu theo tỷ lệ 2:1, ngâm khoảng 1 tháng trong chai thủy tinh. Sau đó lấy ra massage quanh vùng lợi bị tụt. Thực hiện khoảng 3 lần/tuần.
- Tỏi: Trong tỏi chứa rất nhiều chất kháng viêm hiệu quả. Người bệnh giã nát tỏi, lấy nước cốt bôi vào vùng lợi tụt và súc miệng sau khi thực hiện.
- Dầu mè: Trong dầu mè chứa các chất chống viêm nên có thể điều trị tụt lợi. Làm ấm 3 thìa dầu mè sau đó lấy 2 thìa trộn với kem đánh răng. Thìa còn lại ngậm và súc miệng sau khi đánh răng. Thực hiện 2 ngày/lần để có kết quả tốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các cách làm tại nhà chỉ có hiệu quả với các trường hợp cao răng làm tụt lợi nhẹ. Trường hợp bệnh nghiêm trọng, ngoại trừ cần loại bỏ cao răng thì cần giải phẫu.

3. Làm sao để phòng ngừa tụt lợi
Tụt lợi gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa nguy cơ tụt lợi, cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:
3.1. Đánh răng đầy đủ và đúng cách
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng đầy đủ và đúng cách là phương pháp phòng ngừa tụt lợi hiệu quả nhất. Chọn bàn chải có đầu cọ mềm, thao tác chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lợi nướu.
3.2. Dùng chỉ nha khoa và súc miệng
Kết hợp đánh răng với dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần/ngày. Ưu tiên dùng bàn chải mềm mượt, thao tác chải răng nhẹ nhàng. Dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch sâu các mảng bám còn tồn đọng trong khoang miệng.

3.3. Lấy cao răng định kỳ
Làm sạch cao răng thường xuyên với chu kỳ 1 – 2 lần mỗi năm là cách hiệu quả để ngăn ngừa cao răng làm tụt lợi, đồng thời ngăn ngừa các bệnh răng miệng do vi khuẩn và cao răng tích tụ gây ra.
3.4. Ngừng hút thuốc lá
Hút thuốc lá không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới răng miệng. Ngưng hút thuốc để bảo vệ nướu khỏe mạnh, cải thiện lưu thông máu, giảm kích ứng nướu và giúp nướu răng hồng hào, săn chắc hơn.

Có thể thấy, lấy cao răng định kỳ là phương pháp hiệu quả hàng đầu phòng ngừa cao răng làm tụt lợi. Quý khách hàng có thể đến lấy cao răng tại các phòng khám của Nha khoa OZE với chất lượng dịch vụ xứng tầm, giá cả hợp lý nhất. Mọi thắc mắc về dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa OZE, khách hàng vui lòng liên hệ qua:
- Hotline: 0866 866 108
- Email: ozedental@gmail.com
- Website: https://nhakhoaoze.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhakhoaoze.vn