Viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú phải làm sao ?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
14/02/2022
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
498

Mọc răng khôn luôn là vấn đề nhức nhối bởi nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Đặc biệt, tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú hay đang mang thai lại càng phức tạp hơn. Hãy cùng Nha khoa Oze tìm hiểu về vấn đề này nhé. 

Viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú là thế nào ?

Viêm lợi trùm khi mọc răng khôn là tình trạng phần lợi trong cùng bị sưng tấy, che phủ toàn bộ răng khôn. Chiếc răng này bị kẹt bên dưới do mô nướu quá dày và cứng và do răng khôn mọc ngang, mọc ngầm trong cung hàm. Khi vi khuẩn dần dần xâm nhập vào vùng nướu nhạy cảm sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy phần nướu bao bọc răng khôn.
Tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú xuất hiện ở các bà mẹ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, từ đó làm giảm chất lượng sữa của mẹ. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng răng miệng khó lường cho các mẹ bỉm sữa. 
Các mẹ sau khi sinh có thể gặp phải tình trạng viêm lợi trùm khi mọc răng khôn vào khoảng từ 18 – 25 tuổi, hoặc có thể muộn hơn, tùy theo cơ địa của mỗi người. Đặc biệt ở các bà mẹ sau sinh, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi so với bình thường nên nướu trở nên nhạy cảm hơn trước. Từ đó, vi khuẩn cũng dễ tấn công và gây viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú.
viêm lợi trùm răng 8 khi đang cho con bú

Tình trạng liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé ?

Các triệu chứng của bệnh viêm lợi trùm răng khôn như sau:

  • Sưng nướu răng trong cùng
  • Đau răng bên cạnh
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Sốt cao, sưng hạch đỏ

Thực chất, viêm lợi là một dạng viêm lợi khi mọc răng khôn, tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến mẹ mệt mỏi, ăn ít hơn bình thường do khó chịu, đau nhức vùng nướu. Giai đoạn này mẹ vẫn cần hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng để có nguồn sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, điều này cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của bé.
đau nướu do viêm lợi trùm răng khôn
Ngoài ra, viêm lợi trùm lên răng khôn khi cho con bú còn là dấu hiệu cảnh báo răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Những trường hợp này không chỉ gây đau nhức thông thường mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng như hỏng răng số 7, tổn thương dây thần kinh, u nang răng khôn, thậm chí là viêm xương hàm nếu không được điều trị kịp thời.

Giải pháp cho tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú

Các mẹ bỉm sữa có thể áp dụng hai cách sau đây nếu gặp tình trạng viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú:

  • Túi trà xanh: Nhúng một túi trà vào nước sôi, sau đó đặt túi trà lên vùng viêm nướu trong 5 phút, cơn đau do viêm nướu sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú cũng có thể súc miệng bằng nước trà xanh, có tác dụng diệt khuẩn, giảm sưng tấy, nhiễm trùng rất tốt.

súc miệng nước trà xanh nóng giảm viêm lợi trùm

  • Tinh dầu đinh hương: Viêm lợi có thể được điều trị bằng tinh dầu đinh hương. Chấm trực tiếp tinh dầu đinh hương lên vùng viêm lợi có mủ trong vòng 5 – 10 phút, sau đó súc miệng thật sạch với nước. Tinh dầu đinh hương vô cùng lành tính, có tính sát khuẩn cao, an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

Hai phương pháp trên đều là những cách giảm đau khi viêm lợi trùm răng khôn. Nhưng đối với những trường hợp viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú quá nặng, tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần thì cần thực hiện nhổ răng khôn càng sớm càng tốt. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ khi điều trị bệnh lý nhằm tránh gây ra các biến chứng khó lường về sau. 

Những lưu ý về viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú

  • Thông báo cho bác sĩ biết bạn đang cho con bú để bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Thuốc tê khi thực hiện nhổ răng khôn có thể có trong sữa của bạn, vì vậy trước khi nhổ răng khôn, bạn nên cho trẻ bú sữa và vắt sữa cho trẻ. Vì sau khi nhổ răng khôn khoảng 6-10 tiếng, mẹ có thể cho trẻ bú bình thường.
  • Các loại thuốc giảm đau, giảm sưng tấy sau khi nhổ răng mà bác sĩ kê cho mẹ sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa mẹ trước khi dùng thuốc để hạn chế tác dụng của thuốc vào sữa của trẻ.
  • Sau khi nhổ răng khôn, điều trị viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú mẹ sẽ hơi mệt mỏi, lúc này mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh chóng hồi phục.
  • Mẹ cần ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt để miệng không phải hoạt động nhiều nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để có nguồn sữa chất lượng cho con.

Kết luận 

Mong rằng bài viết của Nha khoa Oze về vấn đề viêm lợi trùm răng khôn khi cho con bú sẽ giúp ích các mẹ bỉm sữa trong cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn còn những câu hỏi về các bệnh lý khi mọc răng khôn, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ bác sĩ Nha khoa Oze tại https://nhakhoaoze.vn. Oze luôn luôn mong muốn được hỗ trợ đồng hành cùng bạn!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.