Răng cấm có vai trò quan trọng thực hiện chức năng ăn nhai. Nếu răng cấm bị bể thì cần xử lý như thế nào? Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề này như biến chứng của răng cấm bị bể, cách phòng ngừa. Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết hữu ích này.
Răng cấm là gì?
Răng cấm chính là răng hàm số 6 và số 7 hoặc gọi là răng cối lớn số 1 và số 2, thuộc nhóm răng hàm. Người trưởng thành sẽ có 8 răng cấm, 4 răng ở hàm trên và 4 răng cấm ở hàng dưới.
Răng cấm có mặt nhai rộng, có những múi và hố rãnh, thân răng to. Chính vì thế, răng cấm đảm nhiệm vai trò chính trong việc nhai nghiền thức ăn. Khi trẻ ở độ tuổi 6-8, răng bắt đầu mọc và không thay răng. Chính vì thế, khi răng cấm bị bể khiến nhiều người băn khoăn và lo ngại biến chứng của nó.
Biến chứng khó lường của răng cấm bị bể
Răng cấm bị mẻ hay bị bể nhiều đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhai và nghiền nát thức ăn của răng trước khi đưa xuống dạ dày. Chức năng chính của răng cấm là nghiền nát thức ăn, giúp hệ tiêu hóa vận hành được tốt hơn.
Khi răng bị bể, chức năng nghiền nát thức ăn này suy yếu, thức ăn chưa được nghiền nát kỹ sẽ tạo áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. Từ đó, người bệnh gặp nhiều vấn đề về dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, răng cấm bị bể tạo thành vết nứt hở, men răng bị tổn thương và khiến tủy răng có thể bị lộ ra. Do đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều so với bình thường. Khi ăn uống phải thức ăn nóng hoặc lạnh, người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt răng, đau nhức cả hàm. Hơn thế nữa, phần tủy bị hở còn có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
Về lâu dài, răng cấm bị lung lay, tệ hơn là gãy rụng. Điều này có thể làm cho xô lệch hàm, khớp cắn sai lệch, tiêu xương hàm…. nếu như không có biện pháp khắc phục vị trí đã mất của răng cấm. Do đó, khi gặp tình trạng răng cấm bị vỡ thì cần đến gặp nha sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.
Cách xử lý răng cấm bị bể
Răng cấm bị mẻ
Răng cấm bị mẻ và phần tủy răng chưa bị ảnh hưởng nhiều, người bệnh có thể lựa chọn phương án trám răng. Đây là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa Composite đắp lên phần răng bị mẻ, phục hình lại răng cấm.
Thông thường, Composite có thể duy trì từ 3-5 năm. Nếu được chăm sóc cẩn thận, đúng cách, thời gian sử dụng có thể lâu hơn.
Răng cấm bị bể vỡ nhiều
Đối với trường hợp bệnh nhân có răng cấm bị vỡ quá nhiều, trám răng không đem lại hiệu quả cao thì có thể sử dụng cách bọc răng sứ. Đây là phương pháp phục hình răng hiệu quả, có tính thẩm mỹ cao.
Khi răng cấm bị vỡ làm viêm nhiễm tủy răng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng trước. Thậm chí nếu tủy răng viêm nhiễm quá nặng có thể sẽ cần loại bỏ tủy răng. Tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành mài răng và chụp răng sứ.
Phương pháp chụp răng sứ nhanh chóng kéo dài từ 2-5 ngày để hoàn tất quá trình xử lý răng cấm và phục hình lại răng như thật. Răng sứ tùy thuộc chất liệu, xuất xứ có tuổi thọ từ 10-20 năm.
Răng cấm bị bể gần hết chân răng
Khi răng cấm bị vỡ ăn sâu vào chân răng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định nhổ răng cấm và cấy ghép implant. Cắm implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả nhất hiện nay.
Bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ kim loại titanium thay thế phần chân răng đã mất sau đó tiến hành chụp răng sứ. Thời gian thực hiện quá trình này từ 3-6 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này có giá trị sử dụng lâu dài có thể hết đời, ngăn ngừa được nhiều các biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa răng cấm bị bể
Bạn có thể ngăn ngừa việc răng cấm bị bể bằng những cách đơn giản sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm, tơ và khi đánh sử dụng lực vừa phải. Nên thay bàn chải 3 tháng/lần.
- Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
- Không nên đánh răng ngay sau khi vừa ăn xong vì có thể làm mòn, yếu men răng do các axit có trong khoang miệng được sản sinh khi tiêu hóa thức ăn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, uống rượu bia làm hỏng men răng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản và cần thiết về răng cấm bị bể mọi người nên biết. Tùy thuộc vào thể trạng và tình hình răng cấm, mỗi người sẽ có cách điều trị riêng. Nếu bạn cần tư vấn và điều trị nha khoa, hãy liên hệ nha khoa uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ nhanh chóng.