Nhiệt miệng uống thuốc gì an toàn, nhanh khỏi

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
09/02/2022
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
278

Nhiệt miệng uống thuốc gì an toàn, hiệu quả là thắc mắc của nhiều người. Mặc dù nhiệt miệng không gây nguy hiểm, chỉ là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi. Nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây khó chịu, không thoải mái cho người bệnh. Trong bài viết này, Nha khoa Oze sẽ chỉ cho quý bạn đọc bị lở miệng nên uống thuốc gì nhanh khỏi, an toàn nhất.

Nguyên nhân bị nhiệt miệng

Nguyên nhân chính gây ra nhiệt miệng bao gồm:

  • Người bệnh thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nhiều.
  • Người bệnh lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến niêm mạc mà bị nhiễm trùng do một số loại virus gây hại như herpes simplex gây lở loét, nấm miệng,… Người bệnh bị thiếu chất dinh dưỡng, folic, kẽm thiếu sắt hoặc các loại vitamin tốt cho sức khỏe.

thuốc chữa nhiệt miệng

Nhiệt miệng nên uống thuốc gì?

Thuốc kháng viêm 

Colchicine 0,6mg và prednisone là hai loại thuốc được kê phổ biến khi bị nhiệt miệng. Thuốc này có tính kháng viêm mạnh, giúp ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn và nấm gây hại tấn công các vết loét khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Đồng thời, Colchicine 0,6mg và prednisone còn giúp hỗ trợ các vết loét nhanh lành hơn.

Thuốc kháng sinh 

Trong trường hợp người bệnh xảy ra tình trạng bội nhiễm, bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh nhiệt miệng. Loại thuốc kháng sinh được kê phổ biến nhất chính là Biseptol có chứa các hoạt chất chính như trimethoprim và sulfamethoxazole. Nếu vết lở miệng lớn, sau khoảng 1 tuần mà không có bất kỳ một dấu hiệu lành nào. Người bệnh sẽ tỏ ra lo lắng không biết lở miệng uống thuốc gì tốt nhất. Lúc này, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng kết hợp thêm thuốc kháng sinh Spiramycin và metronidazol.

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau không cần toa như ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol) hoặc naproxen (Aleve) có thể được sử dụng giảm khó chịu do bị nhiệt miệng. 

Thuốc uống corticosteroid

Thuốc corticosteroid uống được sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng nặng, dai dẳng không khỏi. Loại thuốc này có công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét miệng nhanh chóng. Tuy nhiên, lại gây ra nhiều tác dụng phụ như sút ký, giòn xương, viêm loét dạ dày hay suy giảm hệ miễn dịch.

Viên Vitamin, sắt và kẽm

Nhiệt miệng uống thuốc gì nếu nguyên nhân gây ra do cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Lúc này, người bệnh cần bổ sung thêm các nhóm dinh dưỡng dưới dạng thuốc uống. Bạn nên uống các loại vitamin C, B, viên sắt, kẽm và axit Folic,… nhằm cải thiện sức khỏe, giảm các triệu chứng nhiệt miệng.

Điều trị miệng theo phương pháp dân gian

Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và hỗ trợ chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
Súc miệng bằng nước cốt dừa ngày từ 3 đến 4 lần. Nước cốt dừa chứa dầu chứa có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch miệng, nhanh lành các vết loét do nhiệt miệng gây ra.
Súc miệng bằng nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, điều trị nhiệt miệng và hôi miệng hiệu quả.
nước rau mùi
Sử dụng nước khế chua: Dùng khoảng 2-3 trái khế chua, giã nát rồi cho vào đồi đổ ngập nước đun sôi, sau đó để nguội nuốt dần. Kiên trì làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp bạn giảm được tình trạng lở miệng.
Nhiệt miệng uống thuốc gì hiệu quả là sử dụng mật ong hoặc trộn đều với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết thương nhanh chóng bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
Giã nát lá cỏ mực cùng mật ong trộn đều. Sau đó sử dụng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt ngày 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Rửa sạch lá rau ngót sau đó lấy lá, giã nát ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong thấm lên chỗ bị sưng đau, lở loét ngày 2-3 lần điều trị lở miệng.

Kinh nghiệm phòng ngừa nhiệt miệng

Lở mồm uống thuốc gì? Khi bệnh thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt của người bệnh. Để ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả, bạn nên áp dụng các biệt pháp như:

  • Tránh các loại thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, khô miệng hoặc tổn thương như thức ăn cay nóng, cà phê, nước ngọt, thực phẩm dị ứng,…
  • Xây dựng thói quen vệ sinh, bảo vệ sức khỏe răng miệng như đánh răng thường xuyên với bàn chải mềm, tránh gây tổn thương hoặc kích ứng nướu, dùng nước súc miệng, nước muối sát khuẩn.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất nếu nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Như vậy, bài viết trên chia sẻ cho quý bạn đọc nhiệt miệng uống thuốc gì hiệu quả cũng như các biện pháp điều trị bằng phương pháp dân gian. Dù gây khó chịu, đau nhức nhưng vết nhiệt miệng sẽ tự hồi phục sau một thời gian, nên chủ động phòng ngừa nhiệt miệng dựa trên các nguyên nhân gây ra, hạn chế tình trạng tái phát bệnh.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.