Nguyên nhân khiến răng bé bị đen? Cách khắc phục như thế nào?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
09/02/2022
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
462

Răng bé bị đen hay bị vàng là triệu chứng rất thường hay gặp ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 1-5 tuổi. Đây là biểu hiện của trẻ đang gặp một số vấn đề về răng miệng của mình, nên các bố mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm. Vậy răng bé bị đen có bị sao không? Răng bé bị đen thì phải làm sao? Đọc bài viết dưới đây của Oze để hiểu rõ hơn và đồng thời phòng chữa cho trẻ một cách tốt nhất. 

Nguyên nhân và tại sao răng trẻ bị đen?

Răng của trẻ em từ độ tuổi từ 1-5 tuổi sẽ chưa được phát triển đầy đủ và cứng cáp, nên khi bị các tác động nhỏ từ bên ngoài vẫn có thể khiến cho răng của trẻ bị tổn thương, vì thế tình trạng răng trẻ em bị xỉn đen, xỉn vàng rất hay thường gặp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến răng trẻ dễ bị xỉn đen:

Do men răng 

Răng sữa là răng có cấu tạo men răng khá mỏng và không cứng chắc. Đặc biệt là những bé di truyền gen phát triển men răng yếu thì rất dễ xảy ra tình trạng sâu răng hoặc bị chỏm đen, xỉn màu. 
răng em bé bị đen
Nguyên nhân khiến cho men răng của trẻ yếu thường xuất phát từ di truyền hoặc do các yếu tố ngoại cảnh. 

Do chế độ ăn uống

Với những trẻ ở độ tuổi này sẽ rất nhiều bé sẽ nghiện các thực phẩm có đường hóa học như bánh, kẹo và nước ngọt có gas. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các mảng vi khuẩn được hình thành và tích tụ nhiều hơn, cơ hội để vi khuẩn phá hủy men răng.
Lâu dần sẽ răng sẽ xuất hiện những lỗ sâu màu đen hoặc ố vàng trên răng của trẻ. Ngoài ra, nếu uống những thực phẩm nước ngọt có gas quá nhiều còn gây ra hiện tượng mòn răng ở trẻ. 

Thiếu dưỡng chất

Với trẻ con thì việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển là điều rất cần thiết, và răng cũng vậy. Các bố mẹ cần bổ sung các thực phẩm tốt cho răng, giàu các vitamin và khoáng chất như canxi, Fluor. 
Các thành phần vitamin sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn tác động lên răng, canxi sẽ đảm bảo khả năng phát triển của răng và Fluor sẽ tạo một lớn men bảo vệ phần men răng. Trẻ con khi thiếu các chất cần thiết này sẽ rất dễ bị sâu răng và bị đen, xỉn vàng.

Sử dụng thuốc

Những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin khi được các bà mẹ đang mang thai sử dụng hoặc trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng, thì tương lai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng rất nhiều. Những đứa trẻ khi sinh ra sẽ có thể trạng răng rất yếu khi sử dụng loại thuốc này, dẫn đến răng trẻ bị đen và đục màu nhanh hơn. Các mẹ nên lưu ý về sử dụng thuốc nhé. 

Vệ sinh răng miệng kém

Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng lại ít được các bậc bố mẹ đặt là mối nguy đáng quan tâm. Việc vệ sinh cho trẻ là điều rất cần thiết, bắt đầu từ giai đoạn trẻ mọc răng sữa thì mới có thể tránh được việc răng không bị đen hoặc các bệnh liên quan đến nướu và răng khác.
Các bậc bố mẹ nên quan tâm và dạy cho trẻ cách chăm sóc răng miệng thường xuyên 2 lần/ ngày. Ngoài ra, nên dẫn trẻ đến nha khoa để kiểm tra và tư vấn về sức khỏe răng miệng theo định kỳ.

Cách khắc phục tình trạng răng bị xỉn đen ở từng độ tuổi

Trẻ em có nhiều quá trình hình thành và phát triển răng khác nhau tương ứng với từng mốc tuổi khác nhau, mỗi thời điểm sẽ có tính chất răng và cách giải quyết khác nhau. Hãy cùng Oze tìm hiểu nhé.
răng trẻ bị đen

Độ tuổi từ 0-1 tuổi

Trong giai đoạn phát triển từ 0-1 tuổi của bé thì đây là lúc các bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Răng lúc này rất non và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.
Mặc dù chưa đủ tuổi để tiếp xúc với thức ăn nhai và cắn nhiều nhưng bột cháo sữa cũng đủ để tạo những mảng bám vi khuẩn, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ gây sâu răng hoặc răng bị đen, xỉn vàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì việc các bé 1 tuổi răng bị đen rất hiếm khi xảy ra vì thường được bố mẹ chăm sóc rất kỹ, nhưng không phải vì vậy mà các bậc bố mẹ chủ quan vì răng em bé bị đen là điều rất dễ xảy ra.
Các bố mẹ nên vệ sinh cho trẻ ở độ tuổi này bằng những dụng cụ chuyên dụng và nước muối sinh lý loại 0,9%. Vì răng miệng còn chưa phát triển hoàn toàn nên khi gặp vấn đề, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên đưa đến nha khoa và không nên áp dụng bất kỳ mẹo vặt nào khi chưa có chỉ định.

Độ tuổi từ 1 – 4 tuổi

Ở độ tuổi này các bé sẽ mọc hầu như đầy đủ tất cả các răng nhưng vẫn là răng sữa. Lúc này, răng đã tương đối trưởng thành và không còn giám sát kỹ, nên trẻ có thể ăn nhiều loại đồ ăn khác nhau, chính vì thế răng sẽ dễ trở nên ố vàng, bị đen hay bị sâu hơn.
răng bé 2 tuổi bị đen
Đa số các bé 3 tuổi hoặc bé 4 tuổi bị đen răng thường răng bé bị đen ở chân răng, răng trẻ bị đốm đen hoặc răng bé bị lấm tấm đen. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý với trẻ ở độ tuổi này với những lưu ý sau: 

  • Không nên sử dụng thực phẩm có màu, có gas hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ ngày và súc miệng với nước muối sau khi ăn.
  • Dạy trẻ cách tự vệ sinh răng miệng của mình.
  • Không nên sử dụng các mẹo làm trắng răng mạng nếu không có kiểm chứng rõ ràng, răng trẻ ở độ tuổi này rất dễ bị tổn thương.
  • Kiểm tra và khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé.

Trẻ đã thay răng sữa hoàn toàn

Từ 5 tuổi đi, các bé sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Những chiếc răng này sẽ theo đến cuối đời, vì thế cần bắt đầu chăm sóc kỹ lưỡng ngay từ đây để hiện tượng răng bé bị đen, xỉn màu sẽ không xảy ra.
Hiện tại, răng của trẻ đến độ tuổi này sẽ tương đối ổn định, nên khi gặp bất kỳ vấn đề nào về răng miệng thì vẫn có thể áp dụng những phương pháp của người trưởng thành. Tốt nhất nên được đưa đến các phòng khám nha khoa để đưa ra các phương pháp phù hợp nhất ở độ tuổi của bé. 
Thông thường răng của bé bị đen thuộc các trường hợp nhẹ, các bác sĩ sẽ lấy phần răng bị đen ở trẻ và trám lại như bình thường. Đối với những trường hợp nặng hơn, ảnh hưởng đến tủy thì phải tiến hành lấy tủy và phục hồi răng và trám lại như bình thường. 
Bên cạnh đó, phụ huynh cần nhắc nhở và hướng dẫn các bé vệ sinh răng miệng theo đúng lời khuyên của nha sĩ để có được nụ cười tươi sáng nhất.  

Cách phòng tránh tình trạng răng bị đen ở trẻ nhỏ

Răng trẻ con bị đen là biểu hiện của răng yếu hoặc đang quá trình sâu răng. Nếu không có những biện pháp kịp thời có thể phá hủy tủy răng, gây khó khăn cho trẻ trong việc ăn uống và thẩm mỹ. Vậy răng bé bị sâu đen thì phải làm sao? Các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều quan trọng sau đây nhé:

Vệ sinh răng miệng chu đáo

Đây là điều được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong bài viết này vì đây là yếu tố quan trọng nhất. Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ tránh được rất nhiều bệnh liên quan đến răng. 
Các bé mới mọc răng sữa và độ tuổi còn nhỏ thì bố mẹ nên sử dụng bông gạc, rơ lưỡi và nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé. Nếu đã trưởng thành hơn thì nên tập thói quen vệ sinh răng miệng 2 lần một ngày. Đồng thời cần chú ý đến loại bàn chải và loại kem đánh răng chuyên dùng cho trẻ em để tránh gây tổn thương và khó chịu cho trẻ.

Chế độ dinh khoa học và hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thiếu cho mỗi đứa trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho răng của trẻ phát triển và có một lớp bảo vệ tự nhiên.
Các bữa ăn muốn tốt cho răng cần bổ sung nhiều chất xơ, canxi, các loại vitamin và Fluor. Hạn chế cho trẻ ăn những loại bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường, tinh bột, đặc biệt là thức ăn nhanh và nước ngọt có gas. 
tre an day du chat

Thường xuyên khám răng định kỳ 

Để chăm sóc răng tốt nhất thì nên đưa bé đến các nha khoa và nghe hướng dẫn từ các nha sĩ về chăm sóc răng miệng. Các nha sĩ sẽ theo dõi và biết được tình trạng răng hiện tại của bé và đưa ra những lối giải quyết kịp thời và hiệu quả nhất.
Tình trạng răng bị đen, bị sâu rất phổ biến nhưng không biết cách giải quyết đúng đắn từ nha sĩ thì có thể làm trầm trọng hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ được lấy cao răng và làm sạch răng mỗi khi khám, đảm bảo sự trắng sáng cho nụ cười trẻ.
 Thời gian khám răng định kỳ cho trẻ được nha sĩ khuyến cáo ít nhất 6 tháng/ lần. 
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về vấn đề răng bé bị đen và cách xử lý hiệu quả nhất và nha khoa Oze có thể tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn và hẹn gặp lại trong những bài viết sắp tới.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.