Trồng răng Implant loại nào tốt? So sánh các loại trụ Implant

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
22/01/2022
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
233

Hiện nay có khá nhiều loại trụ Implant cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn không làm trong ngành răng hàm mặt bạn sẽ khó có thể biết được trồng răng implant loại nào tốt. Bài viết này Nha khoa Oze sẽ so sánh các loại trụ Implant đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

So sánh các loại trụ Implant phổ biến hiện nay

Dưới đây, Nha khoa Oze sẽ so sánh ưu và nhược điểm của các loại trụ Implant được sử dụng phổ biến hiện nay.

Trụ Implant Straumann (Thụy Sĩ)

Ưu điểm:
Đây là thương hiệu cung cấp trụ Implant hàng đầu thế giới, đến nay đã có hơn 5 triệu bệnh nhân trồng răng Implant Straumann thành công.
trụ răng implant thụy sĩ
Implant Straumann có 2 loại: Loại thứ nhất là Implant Straumann SLA, loại này thích hợp cắm Implant ở vùng răng hàm giúp đảm bảo chức năng ăn nhai tốt. Loại thứ hai là Implant Straumann SLA Active thích hợp cắm Implant ở vùng răng cửa.
Xét về cấu tạo, trụ này được sản xuất từ chất liệu Titanium tinh khiết giúp cho thời gian tích hợp xương nhanh chóng, độ bền cao. Thời gian tích hợp xương của Straumann cao nhất so với các trụ Implant khác, trong khoảng 3 – 4 tuần đã tích hợp được với xương hàm.
Thời gian lành vết thương sau khi cấy ghép răng nhanh chóng.
Nhược điểm:
Sản phẩm có giá thành cao nhất trong các loại Implant.

Trụ Implant Mis (Đức)

Ưu điểm:
Loại trụ Implant Đức này có thiết kế đặc biệt, bề mặt trụ được xử lý bằng công nghệ phun cát và ăn mòn bằng axit nhằm giúp kích thích tế bào xương bám vào, tiếp tục phát triển tạo nên liên kết chắc chắn.
Implant Mis có khả năng tích hợp xương nhanh.
Làm từ chất liệu Titanium nguyên chất, mang lại sự ổn định. Sau khi cấy ghép xong, 1 / 3 trụ sẽ nằm bên dưới xương và 2 / 3 thân trên có vai trò nén xương để có thể đảm bảo tính ổn định. Ngoài ra Implant Mis có thiết kế thêm các vòng siêu nhỏ ở phần cổ để cải thiện bề mặt tiếp xúc với xương và mô nướu.
Giúp ngăn chặn hiện tượng tiêu xương, đồng thời tuổi thọ của loại trụ này cao, có thể kéo dài trọn đời nếu biết cách chăm sóc.
Nhược điểm:
Giá thành của loại trụ này cũng khá cao.

Trụ Implant Nobel (Mỹ)

Ưu điểm:
Bề mặt của loại trụ này được bao phủ một lớp màng sinh học Tiunite. Vì vậy, thời gian tích hợp của trụ với xương hàm nhanh hơn các loại trụ như: Dentium, Osstem,…
Dễ dàng lấy dấu phục hình lại răng Implant Nobel tại các địa chỉ nha khoa khác mà bạn không phải quay lại nha khoa cũ.
Abutment và Implant được liên kết với nhau dạng tam giác, giúp sự kết nối giữa răng sứ và trụ Implant chắc chắn hơn.
Nhược điểm:
Giá thành khá cao, cao hơn so với trụ Implant Osstem, Dentium,…

Trụ Implant Dentium (Mỹ)

Ưu điểm:
Trụ được cắm ghép sâu dưới nướu (Khoảng 3mm) giúp tăng độ vững chắc của trụ, tăng độ bền.
Nhược điểm:
Trụ có thời gian tích hợp xương lâu hơn so với các loại Implant Nobel, Straumann. Thông thường thời gian tích hợp được với xương hàm cũng khoảng 1 – 3 tháng như Implant Osstem.

Trụ Implant Osstem (Hàn Quốc)

Ưu điểm:
Tỷ lệ cấy ghép răng Implant từ loại trụ này thành công gần như 100%. Được đánh giá lành tính với cơ thể, không gây kích ứng.
Chi phí khá rẻ, rẻ hơn so với: Tekka, Nobel, Straumann,…
Trụ có khả năng liên kết mô nướu cao, khả năng tích hợp với xương hàm tốt, đảm bảo răng Implant chắc khỏe như răng thật, không tồn tại tình trạng răng lỏng lẻo, không chắc chắn.
Nhược điểm:
Implant Osstem có thời gian tích hợp lâu, khoảng 1 – 3 tháng.

Trụ Implant Dio (Hàn Quốc)

Ưu điểm:
Giá rẻ hơn so với Implant Straumann Thụy Sĩ.
Trụ được cắm ghép sâu dưới nướu khoảng 3mm làm tăng độ vững chắc của trụ Implant, có độ bền cao.
Nhược điểm:
Thời gian tích hợp xương của Dio lâu hơn so với Implant Nobel, Straumann. Thường sẽ mất khoảng 1 – 3 tháng như Osstem.

Trụ Implant Tekka (Pháp)

Ưu điểm:
Có độ bền cao, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu nha sĩ trồng đúng kỹ thuật và có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
Khả năng tích hợp xương hàm tốt, cấu tạo phần ren xoắn phía trên trụ tạo sự tích hợp chắc chắn hơn so với các loại trụ Implant khác.
Đối với trường hợp mật độ xương hàm không đủ điều kiện để cấy ghép các loại trụ Implant Osstem hay Dentium thì Tekka vẫn có thể đáp ứng.
Nhược điểm:
Trụ này có thiết kế đặc biệt, có độ khó, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong cấy ghép răng.
Chi phí cao hơn so với Osstem, Dentium của Hàn Quốc.

Trồng răng Implant loại nào tốt?

Trồng răng Implant loại tốt nhất là Implant Straumann của Thụy Sĩ, tất nhiên loại này có giá thành cao. Ngoài ra với mức chi phí vừa phải bạn cũng có thể tham khảo các dòng khác chúng tôi chia sẻ ở trên, đều có thể đảm bảo độ an toàn và tính bền của sản phẩm.
Ngoài tìm hiểu về trụ Implant, thì bạn cần tìm cho mình một nha khoa tốt, có chuyên môn cao. Nha khoa sẽ giúp bạn tư vấn tình trạng răng bạn nên trồng implant loại nào là tốt nhất.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được đơn vị uy tín, đáng tin cậy thì có thể tham khảo Nha khoa Oze. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã hỗ trợ cho hàng nghìn bệnh nhân trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng, chúng tôi tin rằng sẽ giúp được bạn. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí tại: https://nhakhoaoze.vn/
Kết luận
Sau khi tìm hiểu thông tin về các trụ Implant, việc bạn cần làm là liên hệ ngay với nha khoa để đặt lịch thăm khám, tư vấn tình trạng răng của mình. Chúc bạn sớm sở hữu hàm răng như mong muốn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.