Ai trong chúng ta cũng đều sở hữu cho mình 4 chiếc răng khôn và việc nhổ từng chiếc răng khôn một là vô cùng cần thiết khi chiếc răng khôn đó mọc lệch, mọc ngầm, đâm vào các răng bên cạnh, gây ra các ảnh hưởng không hề nhỏ. Tuy nhiên, với việc nhổ 2 răng khôn cùng lúc thì có để lại hậu quả hay có nguy hiểm gì không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây của nha khoa Oze nhé.
Tại sao phải nhổ răng khôn?
Răng khôn thường mọc khi đạt độ tuổi 17-25 tuổi, là lúc xương hàm của con người đã ổn định, cứng chắc và đầy đủ. Ở giai đoạn này khi răng môn mọc sẽ gặp nhiều khó khăn vì các răng khác đã chiếm hết không gian mọc, dễ khiến cho răng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chèn ép các răng khác, gây tổn thương đến răng miệng.
Ngoài ra, chúng ta cần nhổ bỏ răng khôn sớm vì vị trí của răng nằm sâu trong hàm răng nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc vệ sinh. Nếu vệ sinh không chu đáo, kỹ lưỡng thì sẽ vô tình khiến cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các tại hại cho miệng như viêm nướu, sâu răng…
Răng khôn nếu không được nhổ kịp thời sẽ rất nguy hiểm, gây tổn thương đến thần kinh và các răng lân cận. Dưới đây sẽ là một số trường hợp cần phải nhổ răng khôn ngay lập tức:
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, mưng mủ.
- Răng khôn tạo ra khe rãnh ở cuối hàm răng.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng không ăn khớp với răng đối diện.
- Răng khôn có hình dáng bất thường.
- Răng khôn bị sâu, bị vỡ.
- Khi chỉnh, niềng răng hoặc làm răng giả sẽ phải nhổ răng khôn.
Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có ảnh hưởng gì không?
Khi nhổ một chiếc răng khôn cũng đủ làm chúng ta sợ hãi, lo lắng tột cùng. Vậy nhổ 2 răng khôn cùng lúc thì nó sẽ như thế nào? Hãy cùng đọc tiếp nhé.
Việc nhổ răng khôn thực sự cần một nha khoa lành nghề, giàu kinh nghiệm trong ngành nha khoa, việc nhổ răng khôn tuy chỉ cần can thiệp một cuộc tiểu phẫu nhỏ, nhưng nếu răng khôn mọc bất thường, phức tạp thì nếu không vững tay nghề có thể gây các biến chứng khó lường, đặc biệt là nhổ 2 răng cùng một lúc. Vậy có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc?
Thực ra, việc nhổ 1 lần 2 chiếc răng khôn sẽ vô cùng có lợi cho bạn. Khoa học kỹ thuật đã phát triển nên nhổ răng khôn không còn khó khăn nữa và việc nhổ 2 răng khôn cùng lúc không ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến sức khỏe của bạn mà sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm sự kéo dài tổn thương khi phải nhổ lại nhiều lần. Thậm chí bạn có thể nhổ 4 chiếc khôn cùng một lúc, nhưng điều này không phải ai cũng làm được nên bạn có thể sắp xếp nhổ 2 răng khôn hàm dưới trước và 2 răng khôn hàm trên sau thì sẽ giảm áp lực lên bạn hơn nhiều.
Nhưng việc nhổ răng khôn 2 cái cùng lúc không phải ai cũng có thể làm được, mà còn phải dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Trước khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe cơ bản như đo huyết áp, nhịp tim, xem xét các bệnh lý có sẵn của bệnh nhân. Nếu đủ tiêu chuẩn về sức khỏe cũng như khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ cho phép bạn nhổ 2 răng khôn dưới cùng lúc. Đặc biệt, nha sĩ sẽ cho lời khuyên về nhổ 2 răng khôn cùng lúc ở bên phải hoặc trái để có thể sử dụng một bên hàm để ăn uống.
Nhưng lưu ý cần biết khi nhổ 2 răng khôn cùng lúc
Việc nhổ răng khôn tuy đơn giản nhưng vẫn không hề dễ dàng. Dưới đây sẽ là một số lưu ý trước và sau khi nhổ răng khôn để bạn có thể ứng phó và áp dụng kịp thời:
Trước khi nhổ răng
- Trước khi nhổ răng điều đầu tiên và tất yếu là bạn cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt. Sức khỏe tốt và chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ khiến cho việc nhổ răng của bạn sẽ giảm được các biến chứng, cơn đau nhức cũng như việc phục hồi trở nên nhanh chóng.
- Nên nhổ răng khôn vào buổi sáng, vì đây là thời điểm ta có tâm lý thoải mái, dễ chịu hơn. Ngoài ra, khi có bất kì biến chứng gì ngay sau đó thì có thể đến gặp bác sĩ kịp thời trong ngày.
- Trước khi nhổ răng khôn thì bạn cần vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Tránh thức ăn hoặc vi khuẩn trong miệng có thể ảnh hưởng đến vết thương chưa lành.
Sau khi nhổ răng cần làm những gì?
– Ngày đầu tiên nhổ răng bạn nên súc miệng bằng nước thay vì đánh răng. Sau khi nhổ 24h thì bạn có thể vệ sinh răng miệng như bình thường, nhưng vẫn hạn chế động vào vết thương và sử dụng bàn chải mềm mịn.
– Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước thuốc súc miệng MEDORAL từ 2-3 lần/ ngày. Súc nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám thức ăn cũng như giảm vi khuẩn trong khoang miệng để giảm nguy cơ biến chứng. Lưu ý chỉ sử dụng sau 6 tiếng nhổ răng và không sử dụng nước muối tự pha tại nhà.
– Khi vết thương không hình thành cục máu đông trong 24h đầu thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Mẹo nhỏ là bạn có thể sử dụng túi trà và ngậm vào vết thương như ngậm băng gạc, chất tanin trong trà có khả năng làm đông máu.
– Không tự tiện chọc tay hay sử dụng tăm, vật nhọn không đảm bảo vệ sinh chọt và vết thương để tránh gây nhiễm trùng và chảy máu.
– Không nên ăn các loại đồ ăn dai, cứng, sắc nhọn. Nên sử dụng những đồ ăn mềm, dễ nuốt như bún, mì, cháo hay cái loại thực phẩm dạng soup. Để nguội sẽ tốt hơn dùng nóng, đặc biệt bạn có thể sử dụng kem, sữa chua, các loại thực phẩm mềm lạnh có thể giúp giảm sưng. Bổ sung thêm các thực phẩm, nước uống giàu Vitamin C thì sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục hơn. Sau 2-3 ngày bạn có thể ăn uống lại như bình thường.
– Kiêng thuốc lá, rượu bia ít nhất 3 ngày sau khi nhổ, vì các chất trong thuốc lá và rượu bia có thể gây giảm hiệu quả kháng sinh, giảm nồng độ Oxy trong mô, giảm đáp ứng miễn dịch, từ đó làm chậm quá trình lành thương. Không nên ăn thức ăn cay, nóng hay thức ăn quá chua, quá ngọt.
– Sau khi mổ cần có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Không cần nghỉ ngơi ở nhà hoàn toàn mà vẫn có thể đi làm nhưng vẫn cần chú ý tránh gây tác động hay làm những công việc quá nặng. Khi nằm nghỉ ngơi bạn cần kê gối cao hơn khi nằm để khi nằm máu không bị rỉ ra khỏi miệng thấm vào đồ dùng hằng ngày và cũng để bản thân không bị sặc khi ngủ khi bạn rỉ máu và nước bọt quá nhiều.
– Nhổ 2 răng khôn cách nhau bao lâu? Nếu bạn muốn tiếp tục nhổ răng khôn 2 cái 1 lần nữa thì tốt nhất bạn nên chờ phục hồi hoàn toàn, thời gian phục hồi độ từ 2 – 3 tháng kể từ khi nhổ răng.
– Không nên tự ý mua thuốc giảm đau ở ngoài nếu không có sự kê đơn từ bác sĩ. Nếu có dấu hiệu đau nhức kéo dài thì bạn có thể áp dụng một vài mẹo giảm đau hoặc trực tiếp liên hệ với bác sĩ.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin và kiến thức mà Oze tổng hợp được cho câu hỏi “Nhổ 2 răng khôn cùng lúc có sao không?”. Hy vọng bài viết trên có thể đem lại cho bạn những trải nghiệm bổ ích cho bạn bây giờ hoặc trong tương lai. Hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo của nha khoa Oze.