Sâu răng, viêm lợi gây ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người khiến mọi công việc đều đình trệ. Việc đi chữa răng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi những cơn đau cắn xé nhức nhối. Khi bị viêm tủy răng nhiều người thường đặt ra câu hỏi Diệt tủy răng là gì? Diệt tủy răng có nguy hiểm hay không? sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Diệt tủy răng là gì?
Tủy răng là tổ chức liên kết nằm trong hốc giữa ngà răng gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng được bao bọc bởi men răng, ngà răng và cả thân hoặc chân răng. Viêm tủy răng là phản ứng nhằm chống lại các tác nhân bên ngoài của tủy răng từ sự tồn tại của vi khuẩn trong tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua lỗ sâu răng.
Diệt tủy răng để làm gì?
Trường hợp tủy răng bị viêm thì việc diệt tủy răng để làm sạch ổ nhiễm khuẩn và tránh làm lây lan sang các khu vực xung quanh là điều cần thiết. Nếu không điều trị sớm những cơn đau bạn phải chịu đựng rất dữ dội và nghiêm trọng hơn người bệnh còn phải đối diện với nguy cơ mất răng vĩnh viễn do tình trạng răng bị viêm dẫn đến rụng răng. Vậy có nên diệt tủy răng không bạn bạn cần được thăm khám và nghe tư vấn của bác bác sĩ.
Mất răng sẽ gây ra những phiền toái vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sinh hoạt, khiến răng bị xô lệch ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Đồng thời gây lệch khớp cắn, tạo vấn đề về nhai hoặc có thể gây nên bệnh viêm khớp thái dương hàm. So với trồng răng thì chi phí diệt tủy răng rẻ hơn rất nhiều. Do đó khi có những dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng bạn cần nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để điều trị kịp thời.
Diệt tủy răng có nguy hiểm hay không?
Việc loại bỏ tủy răng đi kèm rất nhiều hệ lụy do đó rất nhiều người đặt ra câu hỏi diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không? Tuy nhiên trong trường hợp viêm tủy nặng không có khả năng hồi phục diệt tủy răng là giải pháp tối ưu. Phương pháp này giúp làm sạch hoàn toàn mô tủy bị viêm nhiễm, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lây lan. Việc diệt tủy răng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như:
Gây sót tủy răng
Diệt tủy răng là kĩ thuật nha khoa rất phức tạp đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm kết hợp với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Nếu thực hiện diệt tuỷ răng sâu ở cơ sở kém chất lượng tủy răng có thể không được làm sạch hoàn toàn và có sót lại bên trong khoang tuỷ.
Việc sót tủy răng khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển dẫn đến sưng mô nướu xung quanh răng, vỡ răng, ê buốt và đau nhức. Nếu trường hợp này kéo dài vi khuẩn trong khoang tủy có thể gây tổn thương dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Gây đau nhức nhẹ
Sau khi diệt tủy, răng có thể bị đau nhức kèm rẻ buốt. Đây là phản ứng tạm thời sau khi tủy răng bị loại bỏ tủy và tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng thời gian vài ngày. Nếu cảm giác đau nhức và nhức răng kéo dài bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Gây kích ứng
Trong quá trình diệt tủy răng sẽ bao gồm gây tê, làm sạch tủy và trám bít bằng vật liệu nhân tạo. Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị kích ứng với những nguyên liệu này. Nếu bạn điều trị nha khoa ở các cơ sở kém chất lượng không được kiểm chứng về độ an toàn thì nguy cơ dị ứng sẽ tăng cao.
Với những trường hợp bị dị ứng, kích ứng với vật liệu trám bít ống tủy bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ miếng trám và thay thế. Nếu bạn có các dấu hiệu dị ứng như ngứa, đau nhức răng, ê buốt nên đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Giảm tuổi thọ
Tủy răng giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho ngà răng do đó việc loại bỏ tủy răng sẽ giảm ngắn tuổi thọ hơn so với người bình thường. Việc không có tủy nuôi dưỡng khiến men răng đổi màu chuyển sang màu xám hoặc đen ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình.
Ngoài ra thiếu tủy nuôi dưỡng khiến răng giòn, lung lay gặp khó khăn khi ăn uống. Loại bỏ tủy răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nếu không chữa tủy răng kịp thời vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng ở những cơ quan như xương khớp, tim, não,…Do đó khi gặp các vấn đề về răng miệng bạn nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những lưu ý sau khi diệt tủy răng
Sau khi diệt tủy răng, răng sẽ dễ suy yếu tổn thương do không được nuôi dưỡng liên tục. Do đó bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ răng như sau:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và kéo dài tuổi thọ của răng đáng kể. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách còn trở nên quan trọng hơn khi bạn tiến hành diệt tủy răng. Cách vệ sinh răng miệng sau khi diệt tủy bao gồm
- Chải răng nhẹ nhàng đúng cách từ 2-3 lần/ngày trong thời gian từ 2-3 phút. Nên lựa chọn bàn chải có lông mảnh để làm sạch răng miệng và thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần.
- Sau khi chải răng nên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn như bạc hà, trà xanh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và giảm hôi miệng.
- Thường xuyên nhai kẹo cao su không đường và dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để ngăn ngừa hình thành mảng bám ở kẽ răng và mặt nhai.
- Uống nhiều nước để kích thích sản xuất nước bọt làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hình thành mảng bám và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn.
- Hạn chế đồ ngọt và nước có ga để tránh ăn mòn men răng khiến răng suy yếu và lung lay theo thời gian.
- Tránh hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và các thức uống có màu khiến răng chuyển mài mòn và ố dần theo thời gian.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp hiện đại được các nha sĩ khuyến khích sau khi diệt tủy răng để phục hồi nguyên trạng răng đã mất. Sử dụng vật liệu nhân tạo có màu sắc giống răng thật sau đó mài dũa thành răng sứ phù hợp với hàm của từng người.
Bổ sung khoáng chất cần thiết
Tủy răng là cơ quan nuôi dưỡng ngà răng và men răng do đó khi không còn tủy răng sẽ bị suy yếu dần theo thời gian. Tuy nhiên bạn có thể bổ sung khoáng chất để tăng cường men răng giúp chức năng đề kháng của răng được nâng cao đáng kể. Để có thể bổ sung khoáng chất cho răng bạn cần thực hiện một số biện pháp đơn giản như sau:
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng khi diệt tủy răng như kem đánh răng, nước súc miệng chứa fluor. Bởi phải fluor là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo men răng và bảo vệ răng khỏi các tác nhân có hại.
- Lưu ý bổ sung thêm một số loại thực phẩm dầu khoáng chất như cua, nghêu, sò, tôm, cá,… canxi, magie, phốt pho,… bởi những hoạt chất này rất tốt cho quá trình tái tạo men răng.
Lời kết
Những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi diệt tủy răng là gì? Diệt tủy răng có nguy hiểm hay không? Viêm tủy răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày nên cần thăm khám ngay khi có biểu hiện. Để đảm bảo quá trình dịch tủy răng an toàn và hiệu quả hãy đến với các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị phù hợp.