Điểm mặt 5+ nguyên nhân hình thành cao răng

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
01/06/2022
Lần cập nhật cuối:
11/06/2022
Số lần xem:
300

Cao răng gây mất thẩm mỹ cho hàm răng và gây ra rất nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cao răng. Ngay sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cao răng nguyên nhân là gì và cách làm sao để điều trị hiệu quả?

1. Những nguyên nhân hình thành cao răng

Chúng ta cần biết, cao răng là mảng bám chứa rất nhiều vi khuẩn đã bị vôi hóa, cứng lại và bám chắc ở mép lợi hoặc trên bề mặt của răng. Mảng bám này là hỗn hợp của nước bọt, thức ăn, vi khuẩn và axit. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành cao răng nhưng phổ biến rất là những nguyên nhân sau đây:

1.1. Không vệ sinh răng miệng thường xuyên

Đánh răng nhưng không tuân theo quy tắc 2 lần/ngày vẫn có thể gây ra cao răng
Đánh răng nhưng không tuân theo quy tắc 2 lần/ngày vẫn có thể gây ra cao răng

Đa phần cao răng được hình thành từ thói quen vệ răng sinh răng miệng không đúng cách của mỗi người và lười vệ sinh thường xuyên. Sau ăn 15 phút, trên răng sẽ hình thành một lớp màng giúp vi khuẩn có nơi trú ngụ. Qua thời gian dài không được làm sạch ngày càng dày lên và hình thành mảng bám.

1.2. Không sử dụng chỉ nha khoa

Sau khi ăn, thức ăn len lỏi vào từng kẽ răng và dần chuyển thành cao răng nếu không được can thiệp kịp thời. Nếu không dùng chỉ nha khoa, chỉ đánh răng thông thường, những vụn thức ăn này vẫn bị bám chắc ở kẽ và không thể làm sạch. Khi kẽ răng bị tích tụ đầy thức ăn, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở, gây mùi hôi khó chịu. 

1.3. Ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột

Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến men răng
Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến men răng

Trong bánh kẹo, tinh bột, đồ ngọt, nước có gas… chứa một lượng lớn đường hóa học. Đây cũng là tác nhân chính góp phần hình thành cao răng nhanh chóng. Đồng thời, nếu không làm sạch khoang miệng cẩn thận, rất có thể cao răng ăn sâu xuống chân răng, gây sâu răng. 

1.4. Ăn uống đồ ăn có màu

Những người thường xuyên ăn, uống đồ màu sẫm như cafe, trà… cũng bị chịu tấn công của vôi răng – mảng bám bất thường. Bởi vì tính axit cao làm thay đổi độ pH trong khoang miệng, làm suy yếu men răng giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công răng.

1.5. Hút thuốc lá

Không hút thuốc là cách bảo vệ răng cũng như đảm bảo không có mùi hôi
Không hút thuốc là cách bảo vệ răng cũng như đảm bảo không có mùi hôi

Nguyên nhân tiếp theo của cao răng đến từ việc hút thuốc lá. Hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ làm khói thuốc ám lên răng từ đó khiến răng bị xỉn màu, cao răng bám nhiều lên bề mặt. Bên cạnh đó, hút thuốc lá nhiều khiến hơi thở có mùi hôi, gây khó chịu khi giao tiếp.

1.6. Một số lý do khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, còn rất nhiều lý do khác dẫn đến hình thành cao răng như không cạo vôi răng định kỳ, không biết cách chải răng đúng cách sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, lâu ngày hình thành cao răng…

2. Những tác hại mà cao răng mang lại

Cao răng có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác
Cao răng có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác

Cao răng tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người nhưng chúng có khả năng gây tổn thương đến răng lợi, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ.

  • Khiến răng mất thẩm mỹ: Cao răng có độ dày lớn, màu sẫm hoặc đen, bị lộ ra ngoài bề mặt răng gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ khi giao tiếp.
  • Gây ra tình trạng hôi miệng: Phần thức ăn thừa và vi khuẩn bám lại trong khe răng gây ra những mùi khó chịu khi thở, nói chuyện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
  • Viêm nha chu, viêm nướu: Cao răng bám lâu ngày gây chảy máu chân răng, viêm lợi. Đặc biệt, cao răng dày, chứa cả ổ vi khuẩn khiến viêm lợi ngày càng nặng, dẫn đến tổn thương nha chu, răng ngày càng yếu dần.
  • Viêm tủy, hoại tử tủy răng: Khi thức ăn đọng lại trên răng hình thành vi khuẩn có hại, phá hủy men răng. Chúng nhanh chóng tiến vào ngà răng và ăn mòn cấu trúc răng để lộ tủy răng. Dần dần dẫn đến viêm tủy răng và hoại tử tủy răng.
  • Tụt lợi, tiêu xương răng: Cao răng sẽ làm đứt gãy mô liên kết giữa răng và nướu dẫn đến hiện tượng tụt lợi. Không những thế, vi khuẩn tấn công vào nướu lợi làm tổn thương xương hàm bên dưới răng khiến tiêu xương răng, nặng hơn gây mất răng.
  • Nguy cơ gây nhiều bệnh khác cho cơ thể: Cao răng còn có thể gây ra tình trạng viêm amidan, viêm họng, viêm tủy ngược dòng… do vi khuẩn bám trú quá lâu, không được loại bỏ. 

3. Hướng dẫn cách phòng tránh và xử lý cao răng triệt để

Để hạn chế các nguy hiểm do cao răng gây ra, bạn cần phải biết cách phòng tránh và xử lý tận gốc cao răng.

3.1. Tăng cường vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng bao gồm việc đánh răng định kỳ
Vệ sinh răng miệng bao gồm việc đánh răng định kỳ

Vệ sinh răng miệng hàng ngày là cách để giải quyết tình trạng cao răng nhẹ. Việc giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, thơm tho cũng là cách để hạn chế tình trạng cao răng xuất hiện. 

  • Chăm chỉ đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào sáng và tối. Đánh răng bằng kem đánh răng chứa Flour để bảo vệ men răng chắc khỏe.
  • Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ màng vô khuẩn và thức ăn thừa trong kẽ răng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều tinh bột như bánh kẹo thay vào đó là chế độ ăn khoa học, nhiều rau xanh.
  • Hạn chế ăn đồ có màu, hút thuốc lá để giảm thiểu cao răng hình thành và gây mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

3.2. Hướng dẫn tẩy cao răng tại nhà

Lấy cao răng tại nhà bằng các phương pháp kết hợp một số nguyên liệu thiên nhiên
Lấy cao răng tại nhà bằng các phương pháp kết hợp một số nguyên liệu thiên nhiên

Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo một số phương pháp tẩy cao răng tại nhà an toàn, tiết kiệm. Trong trường hợp cao răng nhẹ, phương pháp này có thể khắc phục được vấn đề. 

  • Dùng Baking Soda để tẩy cao răng: Sử dụng Baking Soda kết hợp với kem đánh răng rồi chải răng đều trong 2 phút. Sau đó, bạn súc miệng lại với nước sạch. Vì Baking Soda là một chất tẩy rửa, tính bào mòn mạnh nên bạn lưu ý sử dụng 1 lần/tuần để lấy cao răng.
  • Dùng muối để tẩy cao răng: Cho một thìa muối nhỏ vào nước ấm đến khi muối tan hẳn và ngậm trong vòng 5 phút. Vệ sinh lại bằng kem đánh răng và nước súc miệng. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng, tình trạng cao răng mờ dần đáng kể.
  • Dùng dầu dừa để tẩy cao răng: Mỗi ngày bạn dùng khăn sạch thấm dầu dừa và chà nhẹ nhàng mặt trong và ngoài răng, mỗi lần 5 phút. Đặc biệt, khu vực cao răng dày cần chà kỹ hơn so với bình thường. Kiên trì sử dụng phương pháp khoảng 1 tháng sẽ nhận thấy cao răng bong tróc và được loại bỏ.

3.3. Cách xử lý cao răng triệt để

Cách lấy cao răng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên là biện pháp khắc phục tạm thời và chỉ hiệu quả với cao răng mềm. Với cao răng đen, lún sâu vào nướu lợi thì dù thực hiện nhiều lần tại nhà vẫn không có tác dụng. Chính vì thế, các nha sĩ khuyến khích bạn nên lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thực hiện làm sạch bằng dụng cụ chuyên dụng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở nha khoa mở dịch vụ lấy cao răng. Bạn cần thật tỉnh táo lựa chọn đơn vị chất lượng, tránh tiền mất tật mang. Nha khoa OZE là địa chỉ lấy cao răng uy tín tại Hà Nội được khách hàng tin tưởng nhờ sở hữu thâm niên hơn 10 năm phát triển và hoạt động.

Đến với Nha khoa OZE, quý khách sẽ được chăm sóc và hỗ trợ từng vấn đề mình gặp phải
Đến với Nha khoa OZE, quý khách sẽ được chăm sóc và hỗ trợ từng vấn đề mình gặp phải

Nha khoa OZE hội tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiêm nghiệm, thao tác cẩn thận, tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác tình trạng khách hàng gặp phải. Công nghệ lấy cao răng hiện đại bằng máy siêu âm giúp tẩy sạch sâu vào tận chân răng nhanh chóng, an toàn, triệt để, hạn chế chảy máu.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cao răng, cứng, có màu ảnh hưởng đến răng lợi thì hãy liên hệ sớm với Nha khoa OZE để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ chi tiết: 

Cao răng nguyên nhân hình thành tương đối đa dạng. Tuy nhiên, hãy là người chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Đừng quên đến Nha khoa OZE thăm khám định kỳ để xác định vấn đề mình gặp (nếu có) và để được tư vấn hướng giải quyết cụ thể! 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.