Lấy cao răng nên ăn gì để men răng nhanh chóng hồi phục, giảm đau nhức, ê buốt là câu hỏi của rất nhiều khách hàng. Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu. Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời từ các chuyên gia Nha khoa OZE!
1. Lấy cao răng xong nên ăn gì?
Sau khi lấy cao răng bao lâu thì được ăn? Theo các chuyên gia, sau 2 – 3 tiếng khi lấy cao răng, bạn đã có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần lựa chọn đồ ăn phù hợp để hạn chế mảng bám quay lại.
1.1. Uống nhiều nước lọc, đồ uống trong suốt
Sau khi lấy cao răng, bạn nên uống nhiều nước để rửa sạch các cặn bẩn, mảng bám trên và trong kẽ răng còn bị đọng lại. Với những người bị viêm lợi, chảy máu chân răng, cần uống nước để làm dịu mô nướu và giảm tình trạng chảy máu.

Tuy nhiên, không phải loại thức uống nào cũng được khuyến khích sử dụng sau khi lấy cao răng. Bạn chỉ nên uống nước lọc, tránh các loại đồ uống có màu để hạn chế răng bị xỉn màu và có thể gây ra tình trạng cao răng đen, cao răng cứng.
1.2. Các đồ ăn mềm
1 đến 2 ngày đầu khi mới lấy cao răng xong, răng có thể sẽ rất nhạy cảm. Nhiều người gặp tình trạng ê buốt sau lấy cao răng nên việc chọn đồ ăn cũng cần chú ý. Hạn chế những đồ ăn cứng, dai và dính; đây là những thực thẩm không tốt cho răng nhạy cảm và có thể khiến tình trạng đau nhức của bạn trầm trọng hơn.

Hãy ưu tiên việc chọn lựa các đồ ăn mềm, dạng lỏng như: Cháo, soup, canh, sinh tố… Đây là những món ăn vừa đảm bảo cung cấp đủ giá trị dinh dưỡng mà rất tốt cho răng sau khi lấy cao. Nhứng món ăn mềm, lỏng sẽ tránh tác động đến vùng răng nhạy cảm gây đau nhức cho bạn.
1.3. Ăn nhiều rau và chất xơ
Nhóm thức ăn tiếp theo cần bổ sung sau khi lấy cao răng là rau xanh và hoa quả. Lý do đến từ việc các khoáng chất, vitamin có trong rau xanh sẽ làm dịu mô nướu một cách tự nhiên. Đồng thời, thúc đẩy phục hồi mô nướu bị tổn thương như sưng đỏ, chảy máu…

Các loại rau xanh có thể bổ sung như súp lơ, rau cải, rau bina, rau diếp, cải xanh, đỗ xanh… Bạn nên đưa rau xanh vào bữa ăn hàng ngày nhiều hơn so với ngày thường để hỗ trợ quá trình tái khoáng và phục hồi men răng.
1.4. Ăn nhiều hoa quả

Các loại hoa quả cũng là một thực phẩm nên dùng sau khi lấy cao răng. Các loại quả như dưa hấu, xoài, vú sữa, mãng cầu, chuối… có nhiều loại vitamin giúp răng chắc khỏe và đồng thời ngừa cao răng hiệu quả. Ngoài ra, trong trái cây còn chứa chất chống oxy hóa giúp chống viêm, giảm viêm, cải thiện tình trạng chảy máu chân răng tốt.
1.5. Uống sữa tươi và dùng sản phẩm từ sữa
Răng đau nhức, ê buốt sẽ làm cho bạn có cảm giác chán ăn và khó chịu. Khi đó, bạn có thể uống sữa tươi, các chế phẩm từ sữa để thay thế cho đồ ăn thông thường.

Sữa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, bổ sung nhiều canxi và vitamin D giúp bảo vệ răng chắc khỏe, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn ở cao răng. Ngoài ra, sữa tươi còn hạn chế tốt các mảng bám trên răng, từ đó có thể ngăn ngừa cao răng quay lại.
>> Xem thêm: Cứ để cao răng thì có ảnh hưởng tới ăn uống?
2. Cần kiêng gì sau khi lấy cao răng

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì cũng có một số thực phẩm cần kiêng sau khi lấy cao răng. Nhằm giảm tình trạng ê buốt, đau nhức vì răng mới lấy còn nhạy cảm và có thể nướu đang bị tổn thương:
- Đồ ăn quá nóng, quá lạnh: Sau khi lấy cao răng không nên ăn đồ quá nóng, lạnh vì lúc này răng khá nhạy cảm. Việc ăn những thực phẩm này sẽ khiến răng đau nhức và ê buốt. Hãy chọn thức ăn nguội trong vài ngày để men răng, nướu mau phục hồi.
- Đồ ăn có tính axit cao: Cóc, chanh, kim chi, cà muối… là những thực phẩm có tính axit cần kiêng sau khi lấy cao răng. Dùng thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến men răng mòn, răng ngả vàng, đau nhức.
- Bánh kẹo và đồ ăn nhiều đường: Ăn đồ ngọt sẽ khiến mức độ đau nhức, ê buốt gia tăng và mảng bám rất dễ tích tụ. Đặc biệt, nếu ăn kẹo, bánh ngọt vào buổi tối mà không làm sạch răng cẩn thận còn khiến răng có nguy cơ bị sâu răng.
3. Một số điều cần biết khác sau khi lấy cao răng
Ngoài việc lấy cao răng nên ăn gì và kiêng gì, thì chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học sẽ giúp răng khỏe mạnh hơn và hạn chế được mảng bám quay lại.
3.1. Vệ sinh răng miệng sao cho đúng
Chải răng sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào nướu. Bạn nên tập thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và thức dậy.

Bên cạnh đó, cần chải răng đúng cách mới có thể đem đến hiệu quả làm sạch. Bạn cần lựa chọn bàn chải lông mềm khi mới lấy cao răng để tránh nướu bị tổn thương. Khi đánh răng, hãy đánh nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, mặt trong và mặt ngoài răng.
>> Xem thêm: Những cách phòng ngừa và lấy cao răng lâu năm hiệu quả
3.2. Giữ gìn khoang miệng sạch, hạn chế mảng bám
Nên lựa chọn nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn trong mảng bám xâm nhập vào nướu. Đồng thời, nó cũng có tác dụng giữ khoang miệng luôn thơm tho, không bị mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, bạn cần tập cho mình thói quen sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn thay vì dùng tăm. Chỉ nha khoa sẽ loại bỏ những vụn thức ăn trong kẽ răng nhanh chóng mà không làm tổn thương cấu trúc răng và nướu.
Trong khi tăm tre sẽ khiến các kẽ răng bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nướu, chảy máu chân răng.
>> Xem thêm: [Giải đáp] Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không?
3.3. Thăm khám định kỳ tại phòng khám nha khoa
Dù chế độ ăn uống tốt, đánh răng đều đặn 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa thì cao răng vẫn sẽ hình thành trở lại. Lời khuyên của nha sĩ dành cho bạn chính là nên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để răng miệng luôn khỏe mạnh.

Nha khoa OZE là một trong những địa chỉ lấy cao răng uy tín, an toàn hiện nay. Dịch vụ chất lượng, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ lấy cao răng hiện đại sẽ giúp bạn thoải mái khi điều trị, hạn chế chảy máu và ê buốt.
>> Xem thêm: 7 điều cần biết cho người chưa bao giờ lấy cao răng
4. Một số câu hỏi thường gặp sau khi lấy cao răng
4.1. Lấy cao răng xong có đánh răng được không?

Nhiều người thường thắc mắc là lấy cao răng xong hay bị ê buốt vậy có thể đánh răng luôn không? Theo ý kiến của các chuyên gia sau khi lấy cao răng, bạn vẫn đánh răng và vệ sinh răng miệng bình thường. Bởi lẽ, lúc này, men răng và nướu yếu và nhạy cảm hơn nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó cần vệ sinh đúng cách để bảo vệ răng miệng trước các tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, bạn cần đánh răng đúng cách để tránh làm phần chân răng bị chảy máu hoặc tổn thương. Ngoài ra, chỉ nên đánh răng trong vòng 2 đến 3 phút, hạn chế đánh lâu vì sẽ khiến men răng trở nên nhạy cảm.
4.2. Lấy cao răng bị chảy máu phải làm sao?
Lấy cao răng bị chảy máu là chuyện bình thường do phần cao răng bám lâu ngày sẽ ăn sâu xuống nướu và chân răng gây viêm lợi, mô lợi sưng nề, lỏng lẻo dễ chảy máu. Khi lấy cao răng, nha sĩ tác động một lực nhẹ cũng gây chảy máu.
Khi đó, bác sĩ sẽ dùng bông nhét vào chỗ chảy máu để cầm máu. Tuy nhiên, nếu sau 12 tiếng tình trạng máu vẫn chảy, bạn cần lập tức quay lại phòng khám nha khoa để được hỗ trợ giải quyết.
>> Xem thêm: Lấy cao răng khiến răng bị mẻ? Chuyện THẬT hay BỊA?
4.3. Lấy cao răng liệu có ảnh hưởng gì đến răng
Lấy cao răng rất an toàn và là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, không ảnh hưởng gì đến răng và cấu trúc quanh răng. Những người lần đầu lấy cao răng sẽ cảm thấy ê răng nhưng sẽ hết sau 2 – 3 giờ. Đến những lần sau, cảm giác ê buốt không còn, mà thậm chí còn cảm thấy dễ chịu.

Bác sĩ Nha khoa OZE khuyến khích nên thực hiện lấy mảng bám cao răng đều đặn để mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ, sự tự tin khi giao tiếp. Đồng thời, phương pháp này còn hỗ trợ phòng tránh nhiều bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi, viêm tủy…
>> Xem thêm: Lấy cao răng có tốt không? Những lợi ích của việc lấy cao răng
Hy vọng với những chia sẻ ở trên đây, các bạn đã biết được lấy cao răng xong nên ăn gì và cách chăm sóc sau khi lấy cao răng. Hãy đón chờ những chia sẻ về nha khoa của OZE trong những bài viết tiếp theo nhé!