Công việc bận rộn khiến nhiều người hiện nay không sắp xếp được thời gian đến các phòng nha. Liệu có thể tự lấy cao răng không cần đi nha sĩ không? Nếu được, các phương pháp lấy cao răng tại nhà an toàn là gì? Tham khảo ngay những gợi ý từ Nha khoa OZE nhé!
1. Có thể tự lấy cao răng mà không cần đi nha sĩ không?
Bạn có thể tự lấy cao răng tại nhà mà không cần phải đến phòng khám. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng cho cao răng nhẹ ở cấp độ 1 còn đối với các trường hợp cao răng cứng, cao răng lâu năm, cao răng đen… thì sẽ không có tác dụng.
Khi tự lấy cao răng, bạn sẽ chủ động về mặt thời gian, không cần phải nghỉ làm để đến các cơ sở nha khoa trong giờ hành chính. Thêm nữa, sự thuận tiện khi được thực hiện tại nhà, tiết kiệm nhiều chi phí thăm khám cũng là những ưu điểm của phương thức này.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, lấy cao răng tại nhà vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Không lấy được sạch hết cao răng: Cao răng hình thành từ những mảng bám, sau thời gian dài bị vôi hóa và bám chặt vào lợi, bề mặt răng nên không thể làm sạch cao răng dưới lợi bằng các phương pháp dân gian.
- Thao tác sai có thể dẫn tới tổn thương răng lợi: Do vốn hiểu biết về nha khoa chưa sâu cũng như sử dụng các dụng cụ lấy cao răng tại nhà không chất lượng. Khi thực hiện thao tác loại bỏ cao răng sẽ vô tình làm lợi bị tổn thương dẫn đến chảy máu hay làm hại men răng.
- Có thể chọn phương pháp sai với tình hình hiện tại: Lựa chọn phương pháp nào sẽ phù hợp với mức độ răng đấy. Việc chọn sai phương pháp khiến cao răng không được làm sạch mà còn làm răng trở nên nhạy cảm, ê buốt hơn là nhược điểm của lấy cao răng tại nhà.
Nhìn chung, tự lấy cao răng tại nhà sẽ phù hợp với người không có nhiều thời gian rảnh, bận rộn. Tuy nhiên, để tối ưu nhất, đảm bảo sức khỏe răng miệng, chúng tôi khuyên bạn nên sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
>> Xem thêm: [Hỏi – đáp] Có nên lấy cao răng định kỳ hay không?
2. Gợi ý 5 phương pháp lấy cao răng tại nhà không cần tới nha sĩ
Việc lấy cao răng không cần đi nha sĩ vẫn có thể thực hiện hiệu quả nếu như bạn nắm rõ phương pháp thực hiện. Tham khảo 5 gợi ý loại bỏ mảng bám cao răng tại nhà an toàn sau đây:
2.1. Tự lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm máy lấy cao răng cầm tay từ nhiều thương hiệu. Có cả nhãn hiệu nước ngoài lẫn nhãn hiệu trong nước. Bạn cần lưu ý lựa chọn sản phẩm chất lượng để tránh làm tổn thương răng, nướu.

Mỗi nhà sản xuất khi cung ứng sản phẩm sẽ kèm theo hướng dẫn sử dụng. Chú ý đọc kỹ hướng dẫn để thực hiện tuần tự theo đúng các bước. Việc này sẽ tốn thời gian nghiên cứu ban đầu để bạn nắm được trình tự, song sau đó, bạn có thể dùng dụng cụ lấy cao răng cầm tay một cách an toàn.
>> Xem thêm: Giải đáp – Có thể tự lấy cao răng đen tại nhà không?
2.2. Lấy cao răng bằng chanh
Nước cốt chanh chứa nhiều acid nitric. Khi tiếp xúc với mảng bám cao răng xảy ra phản ứng hóa học khiến cao răng bị mài mòn, bong tróc. Chỉ cần ½ thìa nước cốt chanh, pha cùng 50ml nước ấm và súc miệng vào mỗi buổi sáng trước khi đánh răng, sẽ khiến mảng bám cao răng dễ dàng bị loại bỏ.

Tuy nhiên, vì nước chanh có tính acid nên bạn chỉ thực hiện 2 tuần/lần để tránh tình trạng gây mòn men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm.
>> Xem thêm: Những cách lấy cao răng bằng chanh HIỆU QUẢ nhất
2.3. Lấy cao răng bằng Baking Soda
Baking Soda hay được biết đến là hợp chất Sodium Bicarbonate (NaHCO3) có đặc tính kiềm cùng nhiều nhóm – OH. Khi dùng Baking Soda sẽ tương tác trực tiếp với các chất có tính acid trong cao răng sẽ làm cho CO2 và các gốc tự nhiên thoát ra ngoài. Nhờ đó, cao răng trở nên mềm, lỏng lẻo dễ đánh bật.

Lấy cao răng bằng bột Baking Soda rất đơn giản. Bạn chỉ cần làm ướt bàn chải đánh răng rồi cho bột Baking Soda lên bàn chải. Sau đó, thực hiện các thao tác chải răng như bình thường trong vòng 2 đến 3 phút. Súc miệng và đánh răng lại với kem đánh răng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám cứng đầu.
Lưu ý: Chỉ nên thực hiện 2 lần/tuần phương pháp này để tránh làm hao mòn men răng.
2.4. Lấy cao răng bằng muối
Muối là nguyên liệu dễ tìm và vô cùng rẻ tiền, đặc biệt không thể thiếu trong tủ bếp của mỗi gia đình. Nguyên liệu này có tính sát khuẩn cao nên thường dùng làm nước súc miệng giúp miệng sạch khuẩn, ngăn ngừa sâu răng.

Không những thế, trong muối có chứa nhiều khoáng chất có thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài gây ra mảng bám. Bạn chỉ cần pha nước muối loãng và súc miệng hàng ngày, cao răng sẽ mềm và dễ dàng bị bong tróc hơn.
>> Xem thêm: 7+ Cách lấy cao răng bằng muối An toàn, nhanh chóng
2.5. Lấy cao răng bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều Streptococcus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn liên cầu tạo ra acid phá hủy men răng và hình thành cao răng. Súc miệng với dầu dừa nguyên chất là phương pháp đơn giản, dễ dàng nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà.

Chỉ với 2 thìa dầu dừa và ngậm trong miệng từ 5 đến 10 phút vào buổi sáng và tối. Các hoạt chất trong dầu dừa sẽ len lỏi vào từng khe răng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn tạo mảng bám, làm mềm cao răng. Sau đó, bạn đánh răng như bình thường và có thể so sánh sự khác biệt trước và sau.
>> Xem thêm: Gợi ý 5 cách lấy cao răng bằng dầu dừa tại nhà
3. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng, phòng ngừa cao răng
Bên cạnh những phương pháp gợi ý ở trên, để tự lấy cao răng không cần đi nha sĩ hiệu quả bạn cần chú ý thêm về cách chăm sóc răng miệng và phòng ngừa cao răng.
3.1. Vệ sinh răng đúng cách

Để tự lấy cao răng tại nhà, không cần sự trợ giúp của bác sĩ mà vẫn đảm bảo hiệu quả, bạn cần chú ý một số vấn đề như:
- Đánh răng: Mỗi ngày đánh răng đều đặn 2 – 3 lần vào buổi sáng, buổi tối, sau khi ăn 30 phút. Lựa chọn kem đánh răng có chứa fluor, thao tác nhẹ nhàng và đánh đúng kỹ thuật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, mặt trong và ngoài, nạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn…
- Súc miệng: Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng có thành phần phù hợp được nha sĩ khuyên dùng để làm sạch vi khuẩn và mảng bám. Bạn nên dùng từ 2 đến 3 lần/ngày và súc miệng ít nhất 30s.
- Chỉ nha khoa (tăm nước): Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa. Vì chỉ nha khoa dễ dàng đi vào các kẽ răng để loại bỏ mảng bám mà không làm tổn thương nướu, mô mềm. Hoặc bạn có thể sử dụng tăm nước vì sản phẩm này cũng có hiệu quả tương tự.

>> Xem thêm: Lấy cao răng bằng chỉ nha khoa – Có được không?
3.2. Chú ý tới chế độ ăn uống
Ngoài việc chú ý chăm sóc răng miệng thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành cao răng. Các món ăn có đường, tinh bột là một trong những thực phẩm nên kiêng sau khi lấy cao răng vì có thể gây mảng bám nhiều hơn. Ngoài ra, không nên ăn và đồ uống có màu như cà phê, trà vì sẽ khiến cao răng sậm màu, mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không hút thuốc lá vì sẽ khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu và men răng bị phá hủy. Trong các bữa ăn, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm có chất xơ, hoa quả tươi để tăng khả năng làm sạch mảng bám hình thành trên răng như rau xanh, cải bắp, rau chân vịt, táo, nho, xoài…
>> Xem thêm: Lấy cao răng xong nên ăn gì? Chăm sóc răng miệng thế nào?
3.3. Nên thăm khám răng định kỳ
Dù bạn lấy cao răng không cần đi nha sĩ thì vẫn nên đi khám răng thường xuyên và định kỳ để thăm khám tổng quát cũng như phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
Nha khoa OZE là địa chỉ nha khoa uy tín mang đến cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc răng miệng tốt nhất hiện nay. Đến đây, bạn sẽ được làm việc với bác sĩ có chuyên môn cao, trải nghiệm công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình và mức giá phải chăng.

Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng tại đây, quý khách hàng có thể liên hệ theo các cách sau:
- Hotline: 0866 866 108
- Email: ozedental@gmail.com
- Website: https://nhakhoaoze.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhakhoaoze.vn
Có thể nói, lấy cao răng không cần nha sĩ đã giúp nhiều người bận rộn cũng có thể sở hữu hàm răng sạch sẽ, không có mùi khó chịu. Tuy nhiên, tối ưu nhất vẫn là đến các cơ sở nha khoa để thực hiện dịch vụ lấy cao răng an toàn, hiệu quả!