Lấy cao răng định kỳ là vấn đề mà các bác sĩ luôn nhắc nhở bệnh nhân cần lưu tâm khi đến điều trị cao răng tại nha khoa. Tuy nhiên, thời gian định kỳ cụ thể là bao lâu thì cũng nhiều người không rõ. Nha khoa OZE sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của khách hàng về việc lấy cao răng định kỳ trong bài viết dưới đây!
1. Vì sao phải lấy cao răng định kỳ?
Cao răng hay còn được biết đến là vôi răng hình thành từ những mảng bám thức ăn trên bề mặt nướu, lợi, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Theo thời gian, mảng bám cứng lại và vôi hóa, chuyển sang màu vàng đậm hoặc nâu đen. Nếu bạn không lấy cao răng thường xuyên, rất dễ gây ra nhiều tác hại như hôi miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng…

Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa đơn giản giúp loại bỏ các mảng bám cứng đầu cùng vi khuẩn ra khỏi khoang miệng bằng những dụng cụ chuyên dụng. Các chuyên gia nha khoa khuyên rằng, nên lấy cao răng định kỳ để làm sạch mảng bám cũng như đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, lấy cao răng định kỳ còn mang đến rất nhiều lợi ích khác như:
- Giảm hôi miệng: Cao răng là một tác nhân gây hôi miệng. Vi khuẩn sinh sống ở các mảng bám cùng vụn thức ăn đọng lại do không vệ sinh sạch khoang miệng sẽ sinh ra hơi thở có mùi hôi, khó chịu. Loại bỏ cao răng sẽ giúp bạn chấm dứt được tình trạng này và mang đến hơi thở thơm mát.
- Bảo vệ men răng: Cao răng tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hủy men răng cũng như tổ chức răng. Từ đó, gây ra tình trạng sâu răng, thậm chí là viêm tủy răng.
- Giảm thiểu nguy cơ viêm lợi, tụt lợi: Tác nhân chính gây ra các bệnh này chính là vi khuẩn có trong men răng. Vì thế, lấy cao răng định kỳ sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn phát triển. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu, mòn men răng, tụt lợi.
>> Xem thêm: Gợi ý cách điều trị cao răng dưới lợi HIỆU QUẢ và AN TOÀN
2. Lấy cao răng định kỳ bao lâu 1 lần

Cao răng gây ra nhiều phiền toái làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy cao răng là không nên vì sẽ làm mòn men răng và gây ê buốt. Theo ý kiến của bác sĩ, tùy theo mức độ mà nên lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần:
- 6 tháng: Thời gian này phù hợp với người có ít mảng bám, cao răng mức độ 1 hoặc độ 2, răng khỏe chắc không gặp bất cứ vấn đề gì về viêm lợi, viêm nha chu.
- 3 tháng: Thời gian này phù hợp với người có nhiều mảng bám, cao răng mức độ 3 hoặc độ 4; thường xuyên ăn đồ gây mảng bám, đồ ăn có màu như cà phê, thuốc lá, bánh kẹo…
3 – 6 tháng là khoảng thời gian vừa đủ để cao răng hình thành nên lấy cao răng tại thời điểm này là hợp lý. Khi đến các cơ sở nha khoa lấy cao răng, bạn còn được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tổng quát, giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng (nếu có). Từ đó, có phương án điều trị phù hợp.
>> Xem thêm: 7 địa chỉ lấy cao răng uy tín hàng đầu tại Hà Nội
3. Lấy cao răng thường xuyên có tốt không?
Lấy cao răng tốt và nên lấy thường xuyên để giảm các bệnh lý răng miệng do cao răng không đáng có. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ thời gian định kỳ 3 – 6 tháng/lần hoặc tuân theo chỉ định của nha sĩ để đảm bảo hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều người tự lấy cao răng tại nhà, lấy liên tục không theo chỉ định của bác sĩ. Việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Không những thế, do không có kỹ thuật và chuyên môn nên không thể lấy sạch hết cao răng. Ngược lại làm tổn thương đến răng và nướu/lợi, gây chảy máu chân răng.
Do đó, cần thực hiện lấy cao răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ hỗ trợ bạn trong quá trình làm sạch răng miệng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
4. Một số vấn đề khác cần biết khi lấy cao răng
Ngoài thời gian và tần suất lấy cao răng, có một số vấn đề khác liên quan đến dịch vụ mà quý khách cũng nên biết:
4.1. Quy trình lấy cao răng thế nào?
Tại Nha khoa OZE, khách hàng sẽ được tư vấn phương pháp cao răng thích hợp, tùy vào mức độ cao răng. Nhưng chủ yếu là phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm để tiết kiệm thời gian, hạn chế chảy máu và đau nhức cho người thực hiện.
Quy trình thực hiện chuyên nghiệp, giúp các mảng bám được làm sạch hoàn toàn và ngăn ngừa tổn thương đến cấu trúc răng:
- Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ khám tổng quát để xác định chính xác tình trạng cao răng của khách hàng để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
- Vệ sinh răng miệng: Bước này rất quan trọng để đảm bảo cao răng được lấy trong môi trường sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở.
- Thực hiện lấy cao răng: Bác sĩ thực hiện lấy cao răng với dụng cụ nha khoa hỗ trợ chủ yếu là máy lấy cao răng bằng sóng siêu âm. Bác sĩ OZE sẽ bật máy với tần số và độ rung thích hợp và cho tiếp xúc với bề mặt mảng bám cao răng để phá vỡ cấu trúc của chúng.
- Đánh bóng răng: Sau khi loại bỏ mảng bám cao răng, bác sĩ sử dụng chổi đánh bóng và thuốc đánh bóng để làm nhẵn bề mặt răng giúp răng sáng mịn và hạn chế cao răng hình thành.
- Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc: Bác sĩ hoàn tất quá trình lấy cao răng và kiểm tra răng miệng của khách hàng lần cuối cũng như tư vấn cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
4.2. Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng không ảnh hưởng tới các mô mềm, không gây đau đớn hay tổn thương men răng. Có rất nhiều yếu tố quyết định đến việc lấy cao răng có đau không như tình trạng sức khỏe của khách hàng, mức độ cao răng ít hay nhiều, kỹ thuật lấy cao răng, dụng cụ lấy, tay nghề của bác sĩ.

Với những người lần đầu lấy cao răng hoặc răng nhạy cảm thì quá trình lấy cao răng sẽ cảm thấy ê răng khó chịu nhưng sẽ hết sau 2 đến 3 tiếng thực hiện.
Một số trường hợp trong quá trình lấy cao răng bị chảy máu. Tình trạng này xảy ra khi bạn đang mắc vấn đề về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu… Tuy nhiên, không cần quá lo ngại vì bác sĩ sẽ hỗ trợ cầm máu và có cách xử lý để ngăn chặn tình trạng này.
>> Xem thêm: Dịch vụ lấy cao răng không đau, an toàn tại Nha khoa OZE
4.3. Lấy cao răng sau bao lâu được ăn?
Lấy cao răng xong nên ăn gì và bao lâu ăn được cũng là câu hỏi được nhiều khách hàng thắc mắc. Thông thường, sau 2 đến 3 tiếng thực hiện, hết tình trạng ê răng là bạn có thể ăn uống sinh hoạt bình thường nhưng cần tuân thủ các lưu ý của bác sĩ.

Cụ thể, bạn cần hạn chế các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cay vì làm tổn thương men răng, gây sứt mẻ, tụt lợi thậm chí là chết tủy. Ngoài ra, không nên ăn các thực phẩm chứa đường, tinh bột sẽ khiến mảng bám cao răng hình thành nhiều hơn hay các thực phẩm có tính axit mạnh sẽ khiến men răng bị suy yếu.
>> Xem thêm: 6 loại đồ ăn cần kiêng sau khi lấy cao răng
4.4. Mức giá lấy cao răng là bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường, chi phí 1 lần lấy cao răng sẽ khác nhau tùy theo cơ sở và công nghệ thực hiện. Tại Nha khoa OZE, giá thực hiện lấy cao răng từ 300.000 đồng. Chi phí thấp nhưng OZE cam kết về chất lượng dịch vụ, tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị và công nghệ lấy cao răng đạt chuẩn.

Hơn 10 năm phát triển, Nha khoa OZE luôn cải thiện và cố gắng mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đặc biệt, với dịch vụ lấy cao răng, sự an toàn, không tác động đến mô mềm được đặt lên hàng đầu, nhằm tránh tình trạng chảy máu, ê buốt, đau nhức trong suốt quá trình thực hiện.
Để được tư vấn và đặt lịch lấy cao răng tại Nha khoa OZE, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
- Hotline: 0866 866 108
- Email: ozedental@gmail.com
- Website: https://nhakhoaoze.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhakhoaoze.vn
Lấy cao răng định kỳ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn chưa lấy cao răng lần nào hay có các vấn đề răng miệng khác cùng cao răng, hãy đến Nha khoa OZE để được hỗ trợ. Chúc quý khách sớm sở hữu hàm răng sạch cao răng, khỏe mạnh!