Lấy cao răng có tốt không là vấn đề tưởng chừng ai cũng biết câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách thì phương pháp này còn tốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu từ A – Z để có câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc lấy cao răng có tốt không nhé!
1. Cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp muối vô cơ trong nước bọt kết hợp cùng mảnh vụn thức ăn, khoáng chất trong miệng. Theo thời gian, cao răng trở nên cứng và bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành cao răng, trong đó một vài nguyên nhân tiêu biểu có thể kể đến như:
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khiến mảng bám hình thành, tích tụ và bị vôi hóa.
- Hút thuốc lá, uống nhiều trà, cà phê hoặc các thức uống có màu khiến cao răng xỉn màu.
- Ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt có gas cũng góp phần hình thành cao răng.
>> Xem thêm: Cao răng có mấy cấp độ? Cách xử lý theo từng cấp độ
2. Lấy cao răng có tốt không?
Cao răng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng. Do đó việc lấy cao răng rất tốt. Không chỉ giúp làm sạch răng miệng mà còn cải thiện các vấn đề về răng, phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.
2.1. Giảm hôi miệng

Có thể nói cao răng là một nguyên nhân dẫn tới hôi miệng. Chất thải của vi khuẩn bám trú trên cao răng và phản ứng giữa các loại axit trong nước bọt khiến miệng có mùi hôi. Mùi sẽ trở nên nồng hơn vào thời điểm thức dậy hoặc khi mới ăn xong.
Cao răng càng dày, vi khuẩn càng nhiều, từ đó mùi hôi sẽ càng khó chịu. Lấy cao răng chính là biện pháp tối ưu giúp giảm mùi hôi miệng một cách hiệu quả và đơn giản.
>> Tham khảo: Lấy cao răng có hết hôi miệng không?
2.2. Tránh các bệnh về răng

Khi bị cao răng lâu năm, cao răng đen thì những độc tố của vi khuẩn trong các mảng bám sẽ gây ra sưng, viêm. Khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều gây kích ứng cho nướu và tạo ra hiện tượng viêm nướu, viêm nha chu.
Phản ứng viêm không được điều trị kịp thời sẽ làm tiêu xương ở răng và làm cho lợi mất đi chỗ bám dẫn đến răng ngày càng dài. Chính vì thế, loại bỏ cao răng sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều các bệnh lý răng miệng.
>> Xem thêm: Bị tụt lợi do cao răng – XỬ LÝ thế nào?
2.3. Đảm bảo tính thẩm mỹ của răng

Bản chất cao răng là một lớp màng sinh học bám dính lên bề mặt răng. Do vậy sẽ dễ dàng bị nhiễm màu thực phẩm hoặc đồ uống trong quá trình ăn uống và trở nên ố vàng. Vì thế, cao răng càng dày sẽ càng lộ rõ mỗi khi cười hoặc giao tiếp. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, bạn cần lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần giúp hàm răng trở nên đều màu, không bị ố vàng.
>> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Lấy cao răng có làm trắng răng không?
3. Một số lưu ý cần biết khi lấy cao răng
Không thể phủ nhận lợi ích khi lấy cao răng. Song, cần lưu ý thực hiện đúng cách để đảm bảo tính hiệu quả, tránh làm tổn thương ngược lại cho răng và nướu.
3.1. Cách vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ làm chậm quá trình hình thành cao răng và giúp răng thơm mát. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng ê buốt, sâu răng.

Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn có phương án vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách:
- Đánh răng sau ăn 30 phút, ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm với kích thước phù hợp, chài dọc nhẹ nhàng từ ngoài vào trong. Điều này giúp bàn chải giúp tiếp cận được những vị trí sâu bên trong kẽ răng và làm sạch một cách triệt để.
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn thừa còn giắt ở sâu trong kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng chứa Chlohexidine 0,5 – 0,12% loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Khi súc miệng ngậm 30s – 1 phút. Sau khi súc miệng không cần súc lại bằng nước lã, không sử dụng đồ ăn, thức uống trong vòng 30 phút sau khi sử dụng nước súc miệng.
>> Xem thêm: [Cảnh báo] Mối nguy khi tự làm dung dịch lấy cao răng
3.2. Để ý chế độ ăn uống sinh hoạt
Mặc dù không cần chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt như các công nghệ làm đẹp khác. Thế nhưng, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi lấy cao răng để tránh ảnh hưởng đến men răng.

Không chỉ vậy, có rất nhiều trường hợp sau khi làm sạch cao răng được thời gian ngắn đã có hiện tượng cao răng xuất hiện trở lại. Nguyên nhân một phần đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Do đó, bạn sau quá trình làm sạch mảng bám, bạn chú ý chỉ nên bổ sung những nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, sữa để răng chắc khỏe và ngăn cao răng quay lại. Bên cạnh đó cần hạn chế các thực phẩm cay, nước đá, đồ quá nóng… vì có thể gây tăng nhạy cảm răng.
>> Xem thêm: Lấy cao răng xong bị mẻ răng? THỰC HƯ thế nào?
4. Một số câu hỏi thường gặp khác
Bên cạnh những lưu ý cần biết khi lấy cao răng, khách hàng cũng gặp phải nhiều thắc mắc khác như nên ăn, kiêng gì để men răng hồi phục nhanh chóng và phòng ngừa cao răng hình thành.
4.1. Lấy cao răng xong nên ăn gì

Sau khi lấy cao răng bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống sao cho vừa đủ chất, khoa học mà vẫn hạn chế mảng bám và an toàn cho răng. Một số thực phẩm nên ăn sau khi lấy cao răng có thể kể đến như:
- Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, các loại củ… Với những khoáng chất và Vitamin đa dạng, những thực phầm này giúp răng miệng chắc khỏe cũng như bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
- Sữa tươi và chế phẩm từ sữa cũng là loại thực phẩm bạn nên bổ sung. Hàm lượng canxi trong sữa sẽ rất tốt cho men răng, hỗ trợ quá trình tái khoáng cũng như ngăn ngừa mảng bám hữu hiệu.
4.2. Lấy cao răng xong nên kiêng gì

Ngoài những thực phẩm nên ăn, bạn cũng nên kiêng ăn một số món ăn sau khi lấy cao răng. Điều này giúp cho răng tránh được việc kích ứng, ê buốt… Cũng như hạn chế để lại mảng bám, vi khuẩn không tốt cho răng miệng.
- Món ăn quá nóng, quá lạnh: Sau khi lấy cao răng, răng và lợi sẽ rất nhạy cảm. Việc sử dụng các đồ quá nóng quá lạnh có thể gây đau buốt rất nhiều.
- Thực phẩm cay nồng: Lợi đôi khi cũng sẽ bị tổn thương và nhạy cảm sau khi lấy cao răng. Do vậy, các món ăn cay nóng có thể không tốt cho lợi, gây sưng và viêm.
- Đồ ăn nhiều đường: Các loại bánh, kẹo ngọt… vừa dễ tạo mảng bám cho răng vừa là môi trường cho các loại vi khuẩn gây hại men răng phát triển.
- Các món ăn lên men: Như cà muối, dưa muối, dấm, chanh có thể làm mòn men răng, khiến răng bị ngả vàng và hình thành mảng bám.
Qua những giải đáp cụ thể, chi tiết từ Nha khoa OZE, tin rằng mỗi người đã có cho mình câu trả lời của vấn đề “Lấy cao răng có tốt không?”. Nếu đang mong muốn tìm phòng khám nha khoa có dịch vụ lấy cao răng uy tín, đừng quên liên hệ với Nha khoa OZE theo thông tin sau:
- Hotline: 0866 866 108
- Zalo: https://zalo.me/0866866108
- Email: ozedental@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhakhoaoze.vn