Lấy cao răng có cần tiêm thuốc tê không?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
04/07/2022
Lần cập nhật cuối:
10/04/2023
Số lần xem:
343

Lấy cao răng có tiêm thuốc tê không? có đau không? Đây là một trong những điều khách hàng quan tâm, đặc biệt là những người sợ đau. Ngay sau đây, Nha khoa OZE sẽ giúp bạn trả lời cho thắc mắc này. Từ đó, giúp bạn an tâm thực hiện phương pháp lấy cao răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

1. Có cần phải tiêm thuốc tê khi lấy cao răng?

Cao răng là những cặn bám cứng chắc trên bề mặt răng. Ban đầu chúng chỉ là mảng bám hình thành từ các cặn mềm (vụn thức ăn, xác tế bào, vi khuẩn, khoáng chất…). Nếu tồn tại đủ lâu, các mảng bám này sẽ chuyển hóa thành cao răng dưới tác động của muối vô cơ, canxi phosphate trong nước bọt.

Lấy cao răng chỉ là một thủ thuật đơn giản, tác động trên bề mặt răng, thời gian thực hiện nhanh chóng, không đau và không tác dụng phụ. Vì thế, việc sử dụng thuốc tê trong khi lấy cao răng là không cần thiết.

Tiêm thuốc tê vào lợi
Tiêm thuốc tê chỉ áp dụng với các thủ thuật khó xử lý như nhổ răng, trồng răng, rạch lợi,…

Thuốc tê sẽ được sử dụng chủ yếu khi nhổ răng, điều trị tủy, nạo nha chu, cấy ghép implant, hoặc các thủ thuật phức tạp có thể làm đau bệnh nhân khi thực hiện. Những thủ thuật đơn giản hơn, không gây đau nhức như lấy cao răng thì không cần sử dụng thuốc tê.

Đối với các bệnh nhân đang gặp các bệnh lý răng miệng, khi đi lấy cao răng, bác sĩ nha khoa sẽ dựa theo tình trạng mà tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Đối với loại bệnh lý nặng, bệnh nhân có thể được ưu tiên điều trị trước, sau đó, mới thực hiện lấy cao răng.

2. Lấy cao răng liệu có đau không? Có bị chảy máu?

Nhiều người thường thắc mắc là lấy cao răng liệu có bị đau? Sự thật là trong quá trình lấy cao răng, bệnh nhân có thể cảm giác ê răng một chút nhưng không hề quá đau đớn như mọi người nghĩ.

Các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tác động lên lớp cao răng, khiến chúng dễ bị bong tróc và làm sạch. Quá trình này diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng, không hề gây cảm giác khó chịu hoặc đau nhức cho bệnh nhân.

Chảy máu chân răng
Nếu lấy cao răng mà bị chảy máu tức là bạn đang gặp phải vấn đề về bệnh lý răng miệng

Một số người khi lấy cao răng sẽ gặp tình trạng chảy máu. Lý do đến từ việc cao răng quá dày, xâm lấn vào lợi. Khi lấy cao răng, nha sĩ phải tác động lực, nhưng do cao răng bám chắc vào mô mềm/nướu lợi nên sẽ gây ra tình trạng chảy máu nhẹ. Chúng không kéo dài, thường hết ngay sau khi súc miệng.

3. Một số câu hỏi thường gặp khác về lấy cao răng

Ngoài lấy cao răng có tiêm thuốc tê không, một số vấn đề sau đây cũng là thắc mắc của nhiều người khi nhắc đến việc lấy cao răng.

3.1. Sau khi lấy cao răng có được đánh răng?

Lấy cao răng xong vẫn có thể đánh răng bình thường. Bởi lẽ, sau khi lấy cao răng, lớp men răng bị suy yếu là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn và mảng bám tấn công làm hại răng. Vì thế, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên để giữ răng được sạch khỏe, ngăn ngừa tối đa cao răng quay trở lại.

Đánh răng thường xuyên sau khi lấy cao răng
Nên thường xuyên đánh răng và vệ sinh răng miệng sau khi lấy cao răng để giúp răng luôn sạch, khỏe

Ngoài ra, lấy cao răng cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào khác đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, đây là thời điểm men răng tương đối nhạy cảm nên cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh làm tổn thương men răng.

3.2. Lấy cao răng liệu có lây bệnh truyền nhiễm?

Một thắc mắc cũng thường được các bệnh nhân hỏi là: “Lấy cao răng có bị lây bệnh không?”. Xin phép trả lời là: Lấy cao răng không hề bị lây các bệnh truyền nhiễm. Đây là thủ thuật đơn giản, chỉ tác động trên bề mặt răng nên khả năng gây ra vết thương hở và chảy máu là rất ít.

Các dụng cụ lấy cao răng được tiệt trùng
Các dụng cụ lấy cao răng được tiệt trùng hoàn toàn, không thể lây bệnh được

Ngoài ra, các cơ sở nha khoa hiện nay đều bắt buộc thực hiện nghiêm các quy định về an toàn y tế, các dụng cụ lấy cao răng đều được vô trùng trước khi sử dụng. Vì thế, khả năng xuất hiện sự lây nhiễm chéo cho bệnh nhân khi lấy cao răng là hoàn toàn không thể.

3.3. Lấy cao răng định kỳ bao lâu 1 lần?

Theo lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa, lấy cao răng nên được thực hiện định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần. Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người mà thời gian tái khám có sự thay đổi.

Lấy cao răng không chỉ giúp làm sạch răng, tăng tính thẩm mỹ mà còn có thể  ngăn ngừa nhiều bệnh lý về răng miệng. Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này. Hãy tuân theo chỉ định của các bác sĩ nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Lấy cao răng sau 25 năm
Lấy cao răng nên được thực hiện định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần, tránh để cao răng gây tổn hại đến răng

Nếu bạn đang quan tâm đến một địa chỉ lấy cao răng uy tín, giá cả phải chăng thì Nha khoa OZE chính là điểm đến tuyệt vời dành cho bạn.

Tại Nha khoa OZE, chỉ cần chi trả 30K để trải nghiệm lấy cao răng với dịch vụ chuẩn chỉ. Toàn bộ quá trình được thực hiện theo quy trình 5 bước bởi các bác sĩ kinh nghiệm lâu năm nên chất lượng luôn được đảm bảo.

Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đảm bảo an toàn y tế. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể an tâm tuyệt đối về chất lượng dịch vụ hỗ trợ thăm khám và điều trị tại Nha khoa OZE.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ lấy cao răng 30K của Nha khoa OZE có thể xem thêm thông tin tại:

Hoặc liên hệ trực tiếp đến bộ phận CSKH của chúng tôi để được giải đáp và tư vấn trực tiếp:

Câu trả lời là “KHÔNG!” cho thắc mắc của quý khách hàng: “Lấy cao răng có tiêm thuốc tê không?”. Nếu là người sợ đau và e ngại thủ thuật này, bạn cũng không cần phải lo lắng khi quyết định sử dụng dịch lấy cao răng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.