Lấy cao răng có phải uống thuốc gì không?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
03/07/2022
Lần cập nhật cuối:
10/04/2023
Số lần xem:
302

Nhiều trường hợp khách hàng sợ đau, sợ có những hệ lụy khi lấy cao răng nên luôn thắc mắc: “Lấy cao răng có phải uống thuốc gì không”. Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng tham khảo bài dưới đây nhé!

1. Lấy cao răng liệu có phải uống thuốc trước không?

Lấy cao răng không cần phải uống bất cứ loại thuốc nào vì quá trình lấy cao răng khá đơn giản. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ mảng bám cứng đầu trên răng, nướu.

Nhiều trường hợp khách hàng sợ đau nên đã uống thuốc, việc này không nguy hiểm nhưng thực sự không cần thiết. Bởi lẽ, quá trình loại bỏ cao răng không hề đau hoặc chỉ tê nhẹ nếu lớp cao răng quá dày.

Lấy cao răng không cần phải uống thuốc
Lấy cao răng không cần phải uống thuốc giảm đau trước

Đối với trường hợp khách hàng bị viêm lợi, nhiều cao răng, bạn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng chứa Chlorhexidine 0,12%. Nước súc miệng có khả năng loại bỏ các vi khuẩn, hạn chế việc kích ứng nướu/lợi giúp quá trình lấy cao răng thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, trước khi lấy cao răng bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra chi tiết, xác định tình trạng cao răng của khách hàng có thể thực hiện được hay không. Nếu có bất cứ phát sinh gì khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý nên bạn không cần phải quá lo lắng.

2. Cần chuẩn bị gì trước khi lấy cao răng

Mặc dù lấy cao răng không cần uống thuốc, song để quá trình lấy cao diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao, bạn cần chuẩn bị trước một số điều sau đây:

2.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Súc miệng làm sạch răng
Bước làm sạch, vệ sinh răng miệng không thể bỏ qua trước khi lấy cao răng

Răng miệng cần vệ sinh sạch sẽ để làm giảm tối thiểu vi khuẩn, ngăn ngừa các nguy cơ lây nhiễm khuẩn khi lấy cao răng. Bạn nên súc miệng với nước muối sinh lý hoặc sử dụng nước súc miệng chuyên dụng theo yêu cầu của bác sĩ để làm sạch khoang miệng.

2.2. Xử lý một số bệnh lý răng miệng

Các vấn đề răng miệng cần xử lý trước khi lấy cao răng
Xử lý các vấn đề về răng miệng trước khi lấy cao răng

Nếu bạn đang gặp phải các bệnh về răng miệng, cần xử lý hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lấy cao răng. Cụ thể, đó là các bệnh răng miệng sau:

  • Viêm tủy cấp: Bệnh có triệu chứng không chịu được nước lạnh, đá hoặc tần số rung khi lấy cao răng.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Bệnh này khiến đau răng, khó có thể há miệng để thực hiện lấy cao răng.
  • Nha chu: Lúc này mô mềm, xương và dây chằng nâng đỡ răng suy yếu nên răng lung lay, dễ bị tụt lợi, mất răng nên răng rất khó chịu được tác động của việc lấy cao răng. Nên xử lý viêm nha chu trước khi lấy cao răng.

3. Sau khi lấy cao răng cần phải làm gì?

Chế độ ăn uống là một điều mà cần chú ý để hạn chế cao răng quay lại
Chế độ ăn uống là một điều mà cần chú ý để hạn chế cao răng quay lại

Sau khi lấy cao răng, phần mô nướu và men răng rất nhạy cảm. Nếu không chăm sóc đúng cách cũng để lại nhiều hệ lụy. Đặc biệt, quá trình chăm sóc, vệ sinh sau khi lấy cao răng sẽ là một trong những yếu tố cần làm để hạn chế cao răng quay trở lại:

  • Chăm chỉ vệ sinh răng miệng: Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, chỉ dùng bàn chải có lông mềm, súc miệng bằng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn…
  • Chú ý ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như rau củ, trái cây tươi và hạn chế các đồ ăn cay nóng. Đặc biệt không sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá… sau khi lấy cao răng.
  • Thăm khám răng thường xuyên: Khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Một số câu hỏi thường gặp khi đi lấy cao răng

Hàng ngày, Nha khoa OZE nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng qua Hotline về vấn đề cao răng. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi thường gặp, hãy theo dõi nhé!

4.2. Tác hại của việc lấy cao răng là gì?

Lấy cao răng không đem đến tác hại
Lấy cao răng không đem đến tác hại, ngược lại còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Lấy cao răng không gây hại gì cho răng. Đây chỉ là quá trình loại bỏ mảng bám trên răng và không tác động gì đến tủy, men răng. Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm có độ rung vừa đủ để cao răng tự vỡ ra mà không mà tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.

4.1. Có nên lấy cao răng thường xuyên

Cao răng cần được lấy thường xuyên vì quá trình này không chỉ giúp răng miệng luôn sạch sẽ mà còn ngăn ngừa các bệnh lý khác như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, chảy máu chân răng…

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cao răng nên lấy định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ răng miệng tránh khỏi những bệnh lý do cao răng gây ra. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm hợp lý để bạn khám sức khỏe răng miệng tổng quát

4.3. Bị viêm lợi có nên lấy cao răng?

Bị viêm lợi hoàn toàn có thể lấy cao răng. Cao răng bám dày có thể xâm lấn vào lợi. Trong cao răng còn có nhiều vi khuẩn từ thức ăn thừa, khiến tình trạng viêm lợi nặng hơn. Khi lấy cao răng giúp làm sạch lớp mảng bám trên lợi, loại bỏ vi khuẩn nên hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm rõ rệt.

4.4. Mức giá lấy cao răng là bao nhiêu?

Lấy cao răng hiện nay có mức giá dao động từ 120.000 – 350.000 đồng tùy thuộc vào bệnh viện, phòng khám và công nghệ bạn sử dụng.

Một trong những địa chỉ nha khoa uy tín có chi phí hợp lý và dịch vụ tốt nhất tại Hà Nội là Nha khoa OZE. Tại đây, chi phí lấy cao răng chỉ ở mức từ 30.000 đồng và được cam kết về dịch vụ toàn diện. Bạn có thể tìm hiểu thêm các dịch vụ lấy cao răng tại OZE theo các thông tin sau:

Như vậy chúng tôi đã giải đáp đến bạn đọc câu hỏi: “Lấy cao răng có phải uống thuốc không?” cũng như các vấn đề xung quanh việc lấy cao răng. Hãy đến với Nha khoa OZE để được trải nghiệm lấy cao răng không cần uống thuốc, nhanh chóng, không đau buốt nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.