Lấy cao răng có hết hôi miệng không?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
04/07/2022
Lần cập nhật cuối:
10/04/2023
Số lần xem:
183

Lấy cao răng đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe răng miệng. Vậy liệu rằng, lấy cao răng có hết hôi miệng không? Đọc ngay bài viết dưới đây của Nha khoa OZE để biết câu trả lời nhé!

1. Cao răng là gì? Có phải tác nhân gây hôi miệng

Thành phần chính của cao răng là các cặn mềm như vụn thức ăn, xác tế bào, vi khuẩn và các muối vô cơ có trong nước bọt. Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ là cơ hội cho mảng bám tồn tại và bám trú trên răng. Theo thời gian chúng dần bị vôi hóa và trở nên cứng chắc, hình thành cao răng.

Cao răng xuất hiện
Nụ cười sẽ không còn vẻ đẹp vốn có nếu cao răng xuất hiện

Cao răng chứa rất nhiều vi khuẩn. Các hoạt động sống của vi khuẩn có thể sản sinh ra nhiều hợp chất gốc sulphur có mùi khó chịu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến hiện nay.

>> Có thể bạn quan tâm: Cao răng – Có phải nguyên nhân gây hôi miệng?

Cao răng khiến răng khấp khểnh, tụt lợi
Cao răng còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác

Ngoài việc gây ra hôi miệng, cao răng còn mang nhiều tác hại khác cả về sức khỏe lẫn tính thẩm mỹ của răng miệng:

  • Mất thẩm mỹ: Nụ cười của bạn trở nên kém sang bởi những mảng bám cao răng hoen ố, xỉn màu.
  • Viêm răng, viêm lợi: Nướu tiếp xúc lâu ngày với chúng sẽ dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy. Vì thế khi vôi răng nhiều, dày, lấn sang chân răng và dưới nướu lâu ngày có thể gây nên các chứng viêm nướu/lợi.
  • Gây tụt lợi: Các chứng viêm, sưng tấy xảy ra ở nướu/lợi lâu ngày làm phần mô mềm bị tổn thương, mất khả năng bám vào răng, xảy ra tình trạng tụt lợi chân răng.
  • Tiêu xương, mất răng: Răng bị mất lâu ngày có thể khiến cơ thể xuất hiện tình trạng tiêu xương. Khi răng không được các mô mềm nâng đỡ sẽ trở nên yếu kém và dễ rơi rụng, gây nên tình trạng mất răng.

2. Lấy cao răng có hết hôi miệng không?

Hôi miệng có thể xuất hiện bởi nhiều tác nhân khác nhau như: cao răng, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý dạ dày, sử dụng các loại thuốc… Vì thế, lấy cao răng có làm giảm hôi miệng. Tuy nhiên, để loại bỏ hôi miệng triệt để, cần phối hợp vệ sinh răng miệng và chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh đó, lấy cao răng theo định kỳ là thói quen tốt nên được thực hiện để giữ nụ cười luôn sạch khỏe. Tại các cơ sở nha khoa lớn như OZE, bạn sẽ được các bác sĩ khám tổng quát và tư vấn điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, hôi miệng… song song với việc làm sạch cao răng.

Bạn có thể xem thêm về dịch vụ lấy cao răng của Nha khoa OZE TẠI ĐÂY.

3. Một số phương pháp điều trị hôi miệng khác

Bên cạnh việc lấy cao răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây cũng mang lại hiệu quả  tích cực trong việc cải thiện mùi hôi trong khoang miệng:

3.1. Chú ý vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng giúp làm sạch tạm thời các mảng bám, cặn mềm và vi khuẩn trong khoang miệng. Vì thế duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên là phương pháp hữu ích trong việc loại bỏ mùi hôi khó chịu cũng như sức khỏe răng miệng.

Bạn nên giữ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn có thể đánh răng sau ăn 30 phút để đảm bảo răng luôn được sạch sẽ.

Dùng chỉ nha khoa để ngừa cao răng
Chỉ nha khoa có công dụng rất tốt trong việc làm sạch kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi phát triển

Ngoài đánh răng, các phương pháp làm sạch răng miệng khác như sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở các kẽ răng, dùng dụng cụ cạo lưỡi để ngăn ngừa mảng bám… cũng đều được khuyến khích thực hiện.

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bạn nên hạn chế các loại thức ăn có chứa mùi nặng như hành, tỏi, các loại mắm… để hơi thở không bị ám mùi.

Thực tế, một số loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, sữa… dưới tác động của vi khuẩn trong khoang miệng và dạ dày bị phân giải thành các nhóm chất sulphur có mùi tự nhiên gây khó chịu. Tuy nhiên, chúng là thực phẩm thiết yếu nên không thể loại bỏ. Thay vào đó, bạn cần tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hoa quả có thể ngăn ngừa hôi miệng
Hoa quả chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể đồng hạn chế tạo mùi hôi ở khoang miệng

Ngoài ra, hôi miệng còn có thể xuất hiện do rối loạn tiêu hóa. Vì thế, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm có công dụng kiềm chế mùi hôi hiệu quả như: trà xanh, gừng, rau cần, táo, dâu tây, sữa chua… trong bữa ăn của mình.

3.3. Điều trị các bệnh lý răng miệng khác

Hôi miệng còn có thể là tác dụng phụ bị gây nên bởi các bệnh lý về răng miệng khác. Dịch tiết từ các vết lở, loét, viêm nướu, viêm nha chu, hoại tử mô mềm, hoặc các bệnh về xương như hoại tử xương, viêm tủy xương, viêm ổ răng… cũng là các nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu.

Viêm nhiễm răng lợi có thể gây ra hôi miệng
Các ổ viêm nhiễm trên nướu, cuống răng, viêm tủy răng… cũng là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng

Vì thế, sự quan tâm về sức khỏe răng miệng luôn được khuyến khích thông qua việc thăm khám nha khoa định kỳ. Bằng cách này, các bác sĩ có thể khám và sớm phát hiện các bệnh lý gây hại và kịp thời điều trị.

Từ đó, bạn có thể ngăn ngừa được các bệnh răng miệng nguy hiểm, cũng như giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng có thể xuất hiện.

3.4. Uống nhiều nước, chăm chỉ súc miệng

Uống nước có thể giúp cuốn trôi đi các vụn thức ăn, cặn mềm cũng như các vi khuẩn trong nước bọt… để làm sạch hơn khoang miệng. Do đó uống nhiều nước có thể hạn chế đi mùi hôi trong hơi thở.

Dùng nước súc miệng ngừa hôi miệng
Súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau các bữa ăn giúp loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng

Bạn có thể áp dụng súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng bán sẵn tại các siêu thị để tăng hiệu quả làm sạch và diệt khuẩn cho răng miệng. Với thành phần diệt khuẩn, việc sử dụng nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi, trả lại hơi thở thơm mát.

3.5. Chú ý tới một số vấn đề của cơ thể

Hôi miệng rất dễ xuất hiện nếu dạ dày của bạn không khỏe. Các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng… khiến bạn hay ợ chua, ợ hơi dẫn đến tình trạng khoang miệng có mùi.

Trào ngược dạ dày có thể gây hôi miệng
Hôi miệng có thể hình thành do mắc các bệnh về dạ dày

Một số bệnh lý khác về gan, thận, bệnh tiểu đường… ảnh hưởng đến sự phân hủy mỡ của cơ thể dẫn đến nguy cơ gây hôi miệng. Chúng khiến sản sinh mùi ketone vô cùng khó chịu trong hơi thở của người bệnh.

Câu trả lời cho việc lấy cao răng có hết hôi miệng không đã được làm rõ trong bài viết. Nếu bạn đang gặp vấn đề trên, hãy đến ngay hệ thống Nha khoa OZE để chúng tôi có cơ hội phục vụ và giúp bạn loại bỏ nỗi lo về mùi hôi trong hơi thở!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.