Mặc dù lấy cao răng tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng nhiều người vẫn e ngại vì sợ đau. Ngay sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề lấy cao răng có đau không để khách hàng có thể tự tin đến các phòng khám nha khoa và sử dụng dịch vụ nhé!
1. Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng không đau, nhưng có thể có một số khó chịu cho khách hàng. Bản chất của việc lấy cao răng là loại bỏ lớp mảng bám cứng đầu xung quanh chân răng, nướu và bề mặt răng. Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa tác động tới mảng bám cao răng khiến chúng bị bong tróc và rơi ra khỏi bề mặt và chân răng.

Kỹ thuật lấy cao răng không tác đến tủy răng nên bạn hoàn toàn không có cảm giác đau, chỉ bị ê nhức phần răng và lợi có mảng bám cao răng dày. Sự khó chịu sẽ biến mất nhanh chóng sau 3 – 4 tiếng lấy cao răng.
2. Nguyên nhân nào khiến bạn bị đau khi lấy cao răng
Việc lấy cao răng không gây quá nhiều đau đớn cho người thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nhiều người vẫn cảm giác bị đau, ê buốt nghiêm trọng có thể do một số nguyên nhân sau đây:
2.1. Do cao răng quá dày
Cao răng được hình thành mỗi giờ, mỗi ngày mà chúng ta không hề nhận ra. Chúng tích tụ dần thành những mảng bám cứng đầu trên răng và không thể loại bỏ bằng phương pháp vệ sinh răng thông thường.

Khi cao răng nhiều và dày, chúng sẽ ăn sâu xuống nướu. Khi đó, bác sĩ sẽ phải tác động lực tới nướu – mô mềm nhạy cảm gây ra tình trạng đau. Nghiêm trọng hơn, khi cao răng dày có thể dẫn đến tụt lợi, việc loại bỏ cao răng làm lộ chân răng – nhạy cảm hơn phần răng bên trên dẫn đến đau buốt khi cạo vôi răng.
2.2. Do răng yếu, men răng mòn
Răng yếu dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn so với răng khỏe mạnh. Một số người có thân răng bị yếu do di truyền dù sử dụng công nghệ siêu âm hiện đại lấy cao răng, vẫn xảy ra tình trạng ê buốt.

Ngoài ra, người có men răng bị mòn do thói quen nhai không đúng cách sẽ làm lộ ngà răng. Khi cao răng bọc ở phía ngoài sẽ làm kích ứng ngà răng dẫn đến tình trạng ê buốt hoặc đau nhức. Cảm giác khó chịu này có thể kéo dài từ 3 – 4 giờ hoặc vài ngày tùy vào từng trường hợp.
2.3. Do đã có các bệnh lý răng từ trước
Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng viêm lợi, viêm răng, viêm tủy, sâu răng thì khả năng bị chảy máu rất cao. Trong quá trình lấy cao răng, dù lực tác động nhẹ cũng khiến bạn bị đau, khó chịu.

Tình trạng này có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày hoặc thậm chí là tới khi bạn chữa khỏi hoàn toàn các bệnh lý về răng miệng.
2.4. Do kỹ thuật và tay nghề của nha sĩ
Lấy cao răng hiện nay chủ yếu dùng phương pháp siêu âm hiện đại để làm bong tróc mảng bám cao răng. Tuy nhiên, có nhiều phòng khám không có dụng cụ chuyên dụng hoặc bác sĩ chuyên môn không cao, không có kinh nghiệm, sai kỹ thuật cũng khiến bạn gặp phải tình trạng đau, buốt sau khi cạo vôi răng.
Tuy nhiên, nguyên nhân này cực kỳ hiếm gặp vì lấy cao răng là kỹ thuật đơn giản. Chỉ khi thực hiện tại các phòng khám kém chất lượng, không uy tín mới xảy ra tình trạng này. Hãy đến các trung tâm nha khoa lớn, nhiều năm kinh nghiệm như Nha khoa OZE Nha khoa OZE để hạn chế các tình trạng đau buốt khi lấy cao răng.
3. Cách giảm đau sau khi lấy cao răng

Nếu không phải do các bệnh lý răng miệng gây ra, tình trạng ê buốt hoặc đau sẽ hết chỉ sau 3 đến 4 tiếng thực hiện. Tuy nhiên, để giảm bớt hiện tượng răng bị đau, ê buốt nhanh hơn, mọi người có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Ngậm nước ấm: Phương pháp này có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu tại chỗ, làm giãn mạch máu, giảm kích thích thần kinh. Khi đó, cơn đau buốt chân răng được thuyên giảm đáng kể. Bạn cần chú ý, không ngậm nước quá nóng vì có thể gây bỏng.
- Dùng thuốc giảm đau: Triệu chứng đau buốt có thể kéo dài hơn nếu bạn đang có các bệnh lý răng miệng. Để hạn chế cơn đau, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen… Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, sau khi lấy cao răng bạn cần chú ý không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến men răng bị hư hại, kéo dài tình trạng ê buốt.
4. Một số câu hỏi thường gặp về lấy cao răng
Nha khoa OZE đã tổng hợp một số vấn đề khách hàng thường thắc mắc khi lấy cao răng và giải đáp cụ thể đến quý khách ở phần dưới đây:
4.1. Lấy cao răng có gây hại gì không?

Lấy cao răng là phương pháp giúp làm sạch nhanh chóng các mảng bám cứng đầu bám trên bên mặt răng và không gây ra bất cứ tổn hại nào cho răng. Phương pháp này còn là giải pháp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như: sâu răng, viêm răng, tụt lợi, tiêu răng, viêm nha chu…
4.2. Lấy cao răng có làm trắng răng hơn?
Việc lấy cao răng giúp răng trắng sáng hơn phần nào nhờ việc loại bỏ mảng bám ố vàng và quá trình bác sĩ đánh bóng răng. Tuy nhiên, nếu muốn răng trắng sáng hoàn hảo, bạn nên lựa chọn thêm các dịch vụ nha khoa thẩm mỹ như tẩy răng.
4.3. Có thể tự lấy cao răng tại nhà
Khi bị cao răng, chúng ta hoàn có thể sử dụng các phương pháp lấy cao răng bằng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng cho các trường hợp cao răng nhẹ ở độ 1.

Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như đường nâu, baking soda, muối, chanh… để làm sạch mảng bám trên răng. Tuy nhiên, cần thực hiện chăm chỉ tuần từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả rõ rệt và phối hợp cùng các phương pháp vệ sinh răng miệng khác.
Ngoài ra, có thể sử dụng các dụng cụ cầm tay loại bỏ cao răng trên mạng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng những dụng cụ này vì nếu dùng không đúng cách có thể gây ra những tổn thương cho nướu, răng.
Nha khoa OZE đã giải đáp chi tiết vấn đề thắc mắc của quý khách liên quan đến việc lấy cao răng có đau không, nguyên nhân ê buốt là gì? Dù tình trạng này là bình thường, song nếu cơn đau kéo dài, bạn cần liên hệ với các trung tâm nha khoa và bác sĩ điều trị trực tiếp để có phương án xử lý kịp thời!