Lấy cao răng cho trẻ em – Cần biết những gì?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
11/10/2022
Lần cập nhật cuối:
30/10/2022
Số lần xem:
108

Lấy cao răng cho trẻ em nghe có vẻ lạ, nhưng đây là điều mà các bậc phụ huynh nên chú ý để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé. Cũng như người lớn, các bé cũng cần được chăm sóc răng miệng hàng ngày. Việc lấy cao răng cho trẻ em có khác so với người lớn hay không, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Có nên lấy cao răng cho trẻ em không?

Bố mẹ cần biết rằng, cao răng là một chất lắng cặn bao gồm các muối vô cơ. Khi chúng kết hợp với các mảnh vụn thức ăn, khoáng chất trong khoang miệng, vi khuẩn, sự lắng đọng sắt của huyết thanh sẽ hình thành mảng bám và cao răng dưới lợi.

Cao răng ở trẻ em
Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng rất dễ bị hình thành cao răng

Cứ sau khoảng 15 phút, trên răng hình thành một lớp mảng bám vô hình. Nếu không được làm sạch sẽ thường xuyên, mảng bám sẽ ngày càng dày lên. Thời gian càng lâu, mảng bám bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và thức ăn, tạo tình trạng cao răng cứng và bám chắc vào chân răng.

Cao răng phá hủy men răng ở trẻ
Cao răng để lâu sẽ khiến vi khuẩn tấn công bề mặt răng, phá hủy men răng và gây sâu răng

Dù là trẻ em, nguyên nhân và quá trình hình thành cao răng của bé vẫn giống như ở người lớn. Do đó, các bé cũng cần thường xuyên lấy cao răng định kỳ tương tự người lớn là 3 – 6 tháng. Nếu không lấy cao răng, các bé gặp phải một số nguy cơ như:

  • Viêm lợi, viêm nha chu: Độc tố của vi khuẩn tại các mảng bám cao răng khi để lâu ngày kích ứng lên nướu, lợi, gây ra viêm lợi, viêm nha chu đau nhức, chảy máu chân răng khó chịu cho trẻ nhỏ.
  • Gây sâu răng: Vi khuẩn ở mảng bám tấn công bề mặt răng tạo ra các lỗ sâu nhỏ, rồi đi sâu vào phá hủy men răng, tủy răng gây ra sâu răng.
  • Răng sữa bị gãy sớm: Răng sữa bị gãy khi chưa hình thành chân răng vĩnh viễn sẽ khiến răng mới khó mọc, mọc lâu, mọc lệch thậm chí là không mọc răng.
  • Gây nói ngọng: Răng sữa của trẻ ngoài thực hiện chức năng ăn nhai còn đảm nhiệm hỗ trợ việc phát âm đúng chuẩn. Khi cao răng nhiều làm hại răng, khiến răng hư sớm và phải nhổ bỏ, chưa kịp mọc ngay, có thể sẽ khiến trẻ nói ngọng.
  • Một số bệnh lý khác: Cao răng còn gây ra tình trạng viêm tủy ngược dòng, thậm chí nguy hiểm hơn là chết tủy. Ngoài ra, vi khuẩn có trong cao răng không được xử lý sẽ phát triển mạnh mẽ, gây nên các bệnh viêm nhiễm trong khoang miệng như viêm họng, viêm amidan, viêm niêm mạc miệng…

>> Xem thêm: Cao răng gây ra viêm lợi – Xử lý sao cho TRIỆT ĐỂ?

2. Độ tuổi phù hợp để lấy cao răng cho trẻ em

Hiện nay, không có quy định nào về độ tuổi lấy cao răng cho trẻ. Khi phát hiện có cao răng, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và loại bỏ mảng bám ngay lập tức để giúp răng miệng luôn sạch sẽ. Khi bé đang trong độ tuổi có răng sữa, cần lấy cao răng để phòng tránh bệnh nguy hiểm do cao răng gây ra.

Bác sĩ OZE điều trị cho trẻ em
Hãy đưa bé đến nha sĩ để được loại bỏ sớm cao răng, tránh gây hại cho răng

Bố mẹ cần tạo thói quen đưa trẻ đi khám răng thường xuyên từ khi mọc răng hoặc khi bé được 1 tuổi. Khi đi lấy cao răng, trẻ không chỉ được bác sĩ thăm khám tình trạng cao răng mà còn giúp phát hiện sớm các vấn đề không tốt về sức khỏe răng miệng. Từ đó, dự trù được phương án xử lý phù hợp và kịp thời.

Thời gian tốt nhất nên khám răng miệng và tối thiểu 6 tháng lấy cao răng 1 lần. Không nên để cao răng lâu ngày mới đưa bé đi lấy hoặc cũng không đưa bé đi lấy cao răng liên tục vì sẽ gây tổn hại men răng. Các bậc phụ huynh nên ghi nhớ lịch lấy cao răng để đồng hành cùng con trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.

>> Xem thêm: Chưa bao giờ lấy cao răng cần lưu ý những gì?

3. Phương pháp lấy cao răng cho trẻ không gây đau

Điều trị cao răng cho trẻ nhỏ
Thời gian định kỳ lấy cao răng từ 3 – 6 tháng áp dụng với cả trẻ em

Để tránh tâm lý sợ hãi của con, bác sĩ khuyến khích các bậc cha mẹ nên lựa chọn phương pháp lấy cao răng không đau phù hợp với từng giai đoạn của trẻ:

  • Giai đoạn trẻ dưới 13 tuổi: Các bạn nhỏ khi còn răng sữa có rất ít cao răng. Chúng thường tồn tại dưới dạng mảng bám. Phương pháp làm sạch răng miệng là đánh bóng răng. Với một số trẻ nhỏ hay nước lá, trà khiến mảng bám đen, nha sĩ sẽ dùng đầu cao răng siêu âm để hỗ trợ làm sạch mảng bám.
  • Giai đoạn trẻ từ 13 – 14 tuổi: Các bạn đã thay răng thường ở độ tuổi 13 – 14. Lúc này, men răng chưa hoàn thiện nên phương pháp làm sạch mảng bám vẫn là đánh bóng răng. Lấy cao răng dễ dàng gây xước men răng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, khiến cao răng sẽ bám nhanh và nhiều hơn.
  • Giai đoạn trẻ từ 15 tuổi trở lên: Giai đoạn này men răng đã hình thành hoàn thiện. Bạn có thể cho trẻ lấy cao răng định kỳ bằng phương pháp máy siêu âm.

Trên địa bàn TP Hà Nội, Nha khoa OZE là một trong những địa chỉ nha khoa chất lượng áp dụng công nghệ lấy cao răng hiện đại bằng máy siêu âm. Đặc biệt, chỉ từ 300.000 đồng cho 1 buổi thăm khám và lấy cao răng, các bé đã có hàm răng sạch sẽ, khỏe mạnh.

OZE luôn tuân thủ nghiêm ngặt các bước lấy cao răng theo quy định của Bộ Y tế, yếu tố vô trùng đặt lên hàng đầu để hạn chế lây nhiễm chéo. Nhờ vậy, Nha khoa OZE đã được hàng triệu khách hàng tin tưởng. Dịch vụ lấy cao răng tại đây sử dụng máy siêu âm với tần số rung đủ để phân hủy mảng bám nhanh chóng.

Bác sĩ Nha khoa OZE với kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ giúp các bé làm sạch cao răng một cách an toàn, nhanh chóng
Bác sĩ Nha khoa OZE với kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ giúp các bé làm sạch cao răng một cách an toàn, nhanh chóng

Kết hợp cùng với thao tác chuyên nghiệp, tỉ mỉ của đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tâm lý, các bé sẽ không cảm thấy khó chịu, sợ hãi trong quá trình thực hiện. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ lấy cao răng uy tín cho trẻ em, đừng bỏ qua một cơ sở uy tín như Nha khoa OZE:

4. Gợi ý một số cách lấy cao răng cho trẻ tại nhà

Hiện nay, có nhiều bố mẹ sử các phương pháp lấy cao răng tại nhà cho trẻ để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Tuy nhiên, cần biết rằng các phương pháp này khá chỉ phù hợp với các bé có tình trạng cao răng ở mức độ nhẹ.

>> Xem thêm: Các cấp mức độ của cao răng

4.1. Đánh răng với vỏ cam, chanh phơi khô

Một trong những giải pháp lấy cao răng cho trẻ em được áp dụng nhiều nhất là sử dụng vỏ cam, chanh. Sắc tố thực vật hesperidin có trong vỏ cam, chanh có khả năng kháng viêm hiệu quả.

Vỏ cam chanh lấy cao răng ở trẻ
Vỏ cam chanh xay nhuyễn kết hợp cùng kem đánh răng tạo thành hỗn hợp làm sạch cao răng hiệu quả

Không chỉ gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn bám trú ở cao răng, hạn chế viêm nhiễm lợi/nước mà vỏ cam, chanh còn tạo mùi thơm cho hơi thở. Đồng thời, cải thiện độ sáng cho răng nhờ chứa nhiều vitamin C.

  • Nguyên liệu: 200g vỏ cam, vỏ chanh.
  • Cách làm: Phơi khô vỏ cam, vỏ chanh rồi tiến hành xay nhuyễn. Khi sử dụng chỉ cần lấy bột vỏ cam, chanh trộn cùng kem đánh răng và chải răng như bình thường để cao răng tan dần.
  • Lưu ý: Phương pháp này nên kiên trì sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.

>> Xem thêm: Gợi ý 5 cách lấy cao răng bằng chanh HIỆU QUẢ nhất

4.2. Dùng dầu dừa chà lên răng

Dùng dầu dừa nguyên chất để lấy cao răng
Dầu dừa có thể làm mềm các mảng bám cao răng một cách hiệu quả

Dầu dừa có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại men răng, sâu răng trong khoang miệng nhờ hàm lượng Streptococcus lớn. Sử dụng dầu dừa lấy cao răng ở trẻ sẽ giúp giảm tích tụ mảng bám, ngăn ngừa các bệnh viêm nướu, sưng nướu hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 10ml dầu dừa nguyên chất, bàn chải đánh răng.
  • Cách làm: Lấy bàn chải thấm dung dịch dầu dừa vừa chuẩn bị, chà toàn bộ lên răng. Đợi khoảng 5 phút cho dầu dừa ngấm vào các mảng bám cao răng rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Lưu ý: Phương pháp này cần thực hiện đều đặn mỗi ngày mới giúp ngăn ngừa mảng bám cao răng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn các cách lấy cao răng bằng dầu dừa NHANH CHÓNG

4.3. Dùng vỏ chuối để trị cao răng

Dùng vỏ chuối lấy cao răng ở trẻ em
Vỏ chuối cũng là một nguyên liệu phổ biến để lấy cao răng

Lấy cao răng cho trẻ em bằng vỏ chuối là cách tiếp theo bạn có thể tham khảo. Bộ đôi vitamin E và vitamin C có khả năng làm dịu tính viêm ở nướu/lợi khi lấy cao răng cho bé. Đồng thời, kali có trong vỏ chuối cũng hỗ trợ làm sạch mảng bám, giúp răng trắng hơn mức thông thường.

  • Nguyên liệu: 1 vỏ chuối tươi
  • Cách làm: Sử dụng mặt trong của vỏ chuối chà lên trên bề mặt răng từ trong ra ngoài và đảm bảo chà đúng kỹ thuật các khu vực nhiều cao răng. Sau đó đánh răng lại và súc miệng sạch sẽ.
  • Lưu ý: Thực hiện thường xuyên và kiên trì để mảng cao răng mềm và bong ra.

>> Xem thêm: Cạo vôi răng và lấy cao răng có phải là một hay không?

5. Hướng dẫn chăm sóc răng cho trẻ, phòng ngừa cao răng

Ngoài lấy cao răng, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng để ngừa cao răng và giúp răng khỏe mạnh. Bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày trước và sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và súc miệng để làm sạch khoang miệng.

Cho trẻ đánh răng ngừa cao răng
Luôn là người hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng bé trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình

Hơn nữa, cần giáo dục cho trẻ để các bé hạn chế ăn những loại đồ ăn gây hại cho răng như bánh kẹo, đồ uống có ga, cà phê… Khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm tốt cho quá trình tái khoáng của răng như rau xanh, hạt mầm, hạt dinh dưỡng…

Lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám trên răng, để các bé sở hữu hàm răng sạch sẽ, khỏe mạnh. Ba mẹ khi đưa bé đến nha sĩ sử dụng dịch vụ lấy cao răng cho trẻ em cần tìm hiểu kỹ về cơ sở nha khoa, đọc các review của những bậc phụ huynh đã cho con đi lấy cao răng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.