Nhiều người nhận thấy sau khi lấy cao răng, phần chân răng bị nhô ra nhiều hơn, cảm giác như bị tụt lợi. Liệu lấy cao răng bị tụt lợi có thật không? Cách xử lý tình trạng trên như thế nào? Nha khoa OZE sẽ giải đáp chi tiết từ A-Z cho quý khách hàng!
1. Lấy cao răng có gây tình trạng tụt lợi
Sau khi lấy cao răng, khách hàng thường cảm nhận phần lợi bị tụt sau, khiến tâm lý không được thoải mái và sợ hãi.
Các chuyên gia cho biết, lấy cao răng bị tụt lợi hoàn toàn sai sự thật. Thậm chí, lấy cao răng còn là một biện pháp thẩm mỹ và điều trị tụt lợi hiệu quả. Vì trên thực tế, dụng cụ cạo vôi răng chỉ có tác động làm bong các mảng bám ở chân răng, kẽ răng, nướu và không ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh răng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt lợi như để cao răng quá lâu không lấy, mảng bám tích tụ và lấn sâu vào nướu, đẩy lùi lợi xuống dưới gây ra tình trạng tụt lợi. Đến khi cạo bỏ vôi răng, phần mảng bám bị loại bỏ, làm lộ chân răng. Vì thế, nhiều người lầm tưởng lấy cao răng làm tụt lợi.

Hiện tượng bị tụt lợi chân răng là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời. Tụt lợi có thể xảy ra ở một răng, vài răng thậm chí là cả hàm răng kèm theo những biểu hiện như hôi miệng, răng khó vệ sinh, chảy máu chân răng hay khiến răng nhạy cảm hơn…
2. Giải quyết tình trạng tụt lợi thế nào
Tùy theo tình trạng và mức độ tụt lợi, hở chân răng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
2.1. Trường hợp tụt lợi nhẹ

Trong trường hợp tụt lợi nhẹ, bạn có thể xử lý bằng các mẹo đơn giản tại nhà như sau:
- Mật ong: Mật ong đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng rất tốt. Điều này giúp giải quyết nhanh chóng mùi hôi, vi khuẩn ở khoang miệng khi bị tụt lợi. Sử dụng 1 lần/ngày bạn sẽ thấy nướu hồng hào và bám chắc vào chân răng.
- Trà xanh: Trà xanh chứa một lượng catechin giúp liên kết mô giữa răng và nướu. Uống trà xanh thay nước mỗi ngày giúp bạn cải thiện tình trạng tụt lợi.
- Dầu mè: Dầu mè có tác dụng chống viêm, làm lành nhanh các mô lợi bị viêm. Lấy dầu mè hòa với nước ấm và súc miệng sau khi đánh răng, khoảng 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy tình trạng tụt lợi được cải thiện khá hiệu quả.
- Chanh và dầu Oliu: Chanh có chất sát trùng tốt, kết hợp với dầu oliu có tác dụng chống viêm cao mang đến hiệu quả điều trị tụt lợi nhanh chóng. Bạn chỉ cần trộn nước cốt chanh và dầu oliu theo tỷ lệ 2:1 vào lọ, bảo quản 1 tháng. Sau đó lấy hỗn hợp bôi lên phần lợi tụt sẽ thấy kết quả bất ngờ.
- Nha đam: Nha đam cũng là nguyên liệu điều trị tụt lợi bởi tính giải nhiệt, làm mát, giúp phần nướu bị viêm nhanh chóng hồi phục, hồng hào và bám chắc vào răng. Bạn chỉ cần lấy gel nha đam và bôi trực tiếp lên phần lợi tụt hoặc có thể trộn gel nha đam với kem đánh răng và chải răng như bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng cần chăm sóc răng miệng sạch sẽ thường xuyên và đúng cách. Sử dụng kem đánh răng chứa Flour, dùng chỉ nha khoa thay vì tăm tre để loại bỏ mảng bám hay súc miệng nước chứa chlorhexidine, sodium fluorid, potassium nitrate mỗi ngày để giảm tình trạng ê buốt, bị mòn chân răng…
2.2. Trường hợp tụt lợi nặng

Trong trường hợp tụt lợi nặng, bạn không thể sử dụng các “mẹo” tại nhà thông thường. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải quyết triệt để tình trạng. Thông thường, phẫu thuật tụt lợi được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm sử dụng vạt tại chỗ có chân nuôi: Thường dùng cho trường hợp co lợi nhiều trên một răng hoặc nhiều răng. Nhóm này gồm nhiều phương pháp thực hiện khác nhau như vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt nhú lợi kép, vạt trượt về phía cổ răng, vạt bán nguyệt.
- Nhóm sử dụng mô ghép rời tự thân lấy từ vị trí khác trong khoang miệng: Khi không tiến hành được loại phương pháp dùng vạt chân nuôi thì bác sĩ sẽ lựa chọn ghép mô rời tự thân. Các phương pháp ghép lợi tự do tự thân, ghép mô liên kết dưới biểu mô.
- Nhóm phương pháp sử dụng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ: Áp dụng cho các trường hợp co lợi mà tổ chức bị viêm nha chu ở kẽ răng vẫn hoạt động bình thường. Các phương pháp ghép lợi biểu mô đồng loạt không tế bào hoặc tái sinh mô có hướng dẫn.
Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tình trạng tụt lợi thực tế của bệnh nhân để đưa ra lời khuyên lựa chọn thực hiện.
3. Lấy cao răng – Biện pháp phòng ngừa tụt lợi hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, lấy cao răng không làm tụt lợi. Thậm chí đây là phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa tụt lợi. Vì thế, các chuyên gia khuyến khích bạn nên lấy cao răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.
Hiện nay có rất nhiều các đơn vị nha khoa thực hiện kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo an toàn. Do đó, bạn cần tỉnh táo lựa chọn địa chỉ phòng khám cạo vôi răng uy tín, chất lượng.
Nha khoa OZE tự hào là đơn vị nha khoa được khách hàng yêu mến và tin tưởng trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa OZE được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại và chi phí chỉ từ 30.000 đồng.
Nếu bạn có nhu cầu loại bỏ cao răng thì Nha khoa OZE là sự lựa chọn đầu tiên dành cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ ngay đến Hotline: 0866 866 010, đội ngũ chăm sóc khách hàng của OZE sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!
Lấy cao răng bị tụt lợi hoàn toàn sai sự thật và không có căn cứ khoa học. Bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó, cần chú ý đến sức khỏe răng miệng nhiều hơn bằng cách làm sạch cao răng theo định kỳ. Nếu không may bị tụt lợi, hãy đến các cơ sở gần nhất của Nha khoa OZE để được hỗ trợ thăm khám và điều trị!