Lấy cao răng bị chảy máu có nguy hiểm không?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
16/06/2022
Lần cập nhật cuối:
19/06/2022
Số lần xem:
334

Lấy cao răng bị chảy máu và đau buốt khiến nhiều người lo sợ và không dám đi làm sạch cao răng định kỳ. Vậy tình trạng bị chảy máu sau khi lấy cao răng có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì khi chân răng bị chảy máu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

1. Lấy cao răng bị chảy máu có thường xảy ra

Cao răng bám vào chân răng và mép lợi, đôi khi là cao răng dưới lợi rất khó để làm sạch. Quá trình loại bỏ cao răng có thể khiến mép lợi bị tổn thương nhẹ và rỉ máu một ít ở chân răng. Tuy nhiên, trường hợp này thường kéo dài không lâu, máu sẽ ngừng chảy sau một vài lần súc miệng.

Lấy cao răng bị chảy máu không quá thường xuyên xảy ra
Lấy cao răng bị chảy máu không quá thường xuyên xảy ra

Máu chảy nhiều sau khi lấy chân răng là vô cùng hiếm gặp, nhưng không phải không xuất hiện. Người đi lấy cao răng gặp biến chứng máu chảy nhiều và liên tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lý do có thể xuất phát từ bản thân người bệnh, do các yếu tố bên ngoài, chất lượng phòng khám, hoặc tất cả các nguyên nhân ấy tác động.

2. Nguyên nhân dẫn tới chảy máu răng sau khi lấy cao răng

Có nhiều lý do khiến cho lấy cao răng bị chảy máu nhiều hoặc chảy máu liên tục:

2.1. Do cao răng dày, sâu, lấn sang nướu

Lấy cao răng ở những vùng cao răng lấn sang nướu/lợi rất dễ gây chảy máu. Bởi lẽ, lúc thực hiện loại bỏ cao răng sẽ phải tác động lên phần cao răng. Khi cao răng lấn lợi, vô tình các phần nướu, lợi và mô mềm cũng chịu ảnh hưởng, dễ bị tổn thương và gây chảy máu nhẹ.

Lấy cao răng cứng đầu
Xử lý cao răng lấn nướu rất dễ gây tổn thương và chảy máu chân răng

Cao răng càng dày, cứng, lấn sâu vào lợi thì quá trình lấy cao răng sẽ càng khó và càng làm tổn thương lên những mô mềm xung quanh, gây chảy máu nhiều hơn.

2.2. Do nền răng yếu

Răng thiếu hụt protein, vitamin C và những dưỡng chất thiết yếu khác có thể dẫn đến tình trạng răng bị yếu nền. Khi đó, răng nhạy cảm hơn, các mô mềm xung quanh cũng không chịu nổi các tác động từ quá trình lấy cao răng, dẫn đến tình trạng răng ê buốt và chảy máu sau khi cao răng được làm sạch.

2.3. Do các bệnh lý răng miệng

Chảy máu chân răng khi lấy cao răng
Bệnh nhân mắc sẵn các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi… rất dễ bị chảy máu chân răng

Những trường hợp khác dễ khiến xuất hiện chảy máu khi lấy cao răng chính là do bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về răng miệng. Viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu… không chỉ khiến răng nhạy cảm, dễ ê buốt và đau nhức, mà còn rất dễ bị chảy máu khi tác động đến.

2.4. Do sức khỏe cơ thể

Người bệnh có các bệnh lý mãn tính, máu khó đông… cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, khiến chảy máu khi lấy cao răng.

Chứng bệnh máu khó đông
Nếu bạn bị hội chứng máu khó đông, cần báo với bác sĩ trước khi thực hiện lấy cao răng

Để tránh những tình trạng này xảy ra, bệnh nhân nên cung cấp các thông tin sức khỏe của mình cho nha sĩ trước khi lấy cao răng. Việc nắm rõ thông tin sức khỏe của người bệnh giúp bác sĩ có thể định hướng cách giải quyết phù hợp, an toàn và tránh được các biến chứng không cần thiết.

2.5. Do bác sĩ tay nghề non

Bác sĩ tay nghề kém khiến lấy cao răng bị chảy nhiều máu là trường hợp khá hy hữu, tuy nhiên không phải không xuất hiện. Các bác sĩ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, tay nghề còn non, thao tác vụng về… có thể tạo ra các thao tác sai kỹ thuật, gây tổn thương lên khoang miệng của người bệnh.

Trường hợp này xảy ra ở hầu như các cơ sở nha khoa không uy tín, không có các giấy phép, bằng chứng nhận…

3. Lấy cao răng bị chảy máu có nguy hiểm

Lấy cao răng bị chảy máu không phải là điều quá hiếm gặp. Tuy nhiên đối với các trường hợp chảy máu nhiều, chảy máu chân răng liên tục và kéo dài thì lại là một vấn đề khác cần lưu tâm.

3.1. Nếu chỉ ê buốt, chảy máu không quá 12 tiếng

Khi lấy cao răng, tại vùng cao răng lấn lợi sẽ bị tổn thương gây ê buốt và chảy máu đôi chút. Tình trạng này sẽ biến mất và ngưng chảy máu không lâu sau đó. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đây là vấn đề bình thường và không gây nguy hiểm.

3.2. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài hơn 12 tiếng

Bạn nên đặc biệt lưu ý khi nhận thấy mình đang bị chảy máu chân răng kéo dài quá 12 giờ đồng hồ kể từ lúc lấy cao răng. Đây là tình trạng nguy hiểm.

Điều trị cao răng tại OZE
Đến ngay cơ sở nha khoa uy tín như OZE để được các bác sĩ thăm khám và hỗ trợ xử lý 

Bởi lẽ, chảy máu chân răng liên tục là báo hiệu của những tổn thương lên các mô mềm như nướu/lợi do sai sót kỹ thuật hoặc các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Điều cần làm bây giờ là bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh sự xuất hiện của các biến chứng.

4. Cách cầm máu chân răng sau khi lấy cao răng

Để khắc phục tình huống chảy máu chân răng sau khi lấy cao răng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hãy súc miệng với nước muối. Việc này có thể khử khuẩn vết thương và sát trùng khoang miệng.

Cẩm máu sau khi lấy cao răng
Sử dụng bông để cầm máu chỗ chân răng bị chảy máu

Nếu bị chảy máu, hãy dùng bông băng và cắn chặt vào vị trí chảy máu, khoảng 5 – 10 phút, máu sẽ bắt đầu đông và ngừng chảy. Nếu cảm thấy ê buốt răng, đau nướu/lợi, nhất là vùng chân răng, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp đã thử hết các phương pháp trên nhưng tình trạng đau nhức và chảy máu không thuyên giảm, hãy đến các cơ sở nha khoa để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

5. Một số vấn đề cần lưu ý khác sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ đi những mảng bám xấu xí và phiền toái, trả về sự sạch sẽ cho răng miệng. Tuy nhiên người sau khi lấy cao răng vẫn nên lưu ý về các vấn đề vệ sinh răng miệng nhằm giữ khoang miệng luôn sạch và hạn chế tối đa sự quay lại của vôi răng.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách tạo nên thói quen như: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn kẹt ở kẽ răng, dùng nước súc miệng sau khi đánh răng nhằm tăng hiệu quả làm sạch và sát khuẩn…

Đánh răng thường xuyên ngừa cao răng và chảy máu chân răng
Giữ vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để ngăn ngừa cao răng trở lại

Đồng thời, cần tránh xa một số loại thức ăn, thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, nhất là vào buổi tối. Nếu bạn là tín đồ của các món ngọt, hãy lưu ý đánh răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn để ngăn ngừa sâu răng.

Hạn chế các loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều phẩm màu hoặc có tính bám màu mạnh như trà, cà phê, nước ngọt…vì chúng dễ làm răng bị bám màu, hoen ố. Đặc biệt, không hút thuốc lá để hạn chế răng bị ám khói, tránh làm tổn thương men răng.

Lấy cao răng bị chảy máu là tình trạng có thể xảy ra nhưng không gây nguy hiểm nếu lượng máu ít và thời gian đông máu nhanh. Với các cơ sở nha khoa uy tín như OZE, tình trạng này sẽ được kiểm soát tốt. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được hỗ trợ lấy cao răng không chảy máu nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.