Hiện nay kỹ thuật nha khoa vô cùng hiện đại, hầu hết các ca cạo vôi cao răng không còn cảm thấy ê buốt, đau nhức. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường lấy cao răng bị buốt không biết lý do là gì? Cách khắc phục như nào? Ngay sau đây, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé!
1. Lấy cao răng bị buốt có thường gặp?
Ê buốt răng sau khi lấy cao răng là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này chỉ kéo dài tối đa trong 2 – 3 giờ sau khi thực hiện lấy cao răng. Đặc biệt, với những người lấy cao răng thường xuyên theo định kỳ, việc ê buốt sẽ giảm bớt, thậm chí là không còn nữa.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt nặng, đau đớn và kéo dài nhiều nhiều ngày, bạn cần lập tức đến nha sĩ để thăm khám. Bởi vì răng của bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân khiến răng bị buốt sau khi lấy cao răng
Nếu bạn gặp phải tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt khiến bản thân khó chịu, lo lắng và khó khăn trong việc ăn uống thì nó có thể xuất phát từ những nguyên sau đây:
2.1. Nền răng yếu
Những người có nền răng yếu rất dễ bị kích ứng và nhạy cảm. Những tác động nhẹ cũng khiến răng bị khó chịu. Đặc biệt, kỹ thuật lấy cao răng còn tác động trực tiếp vào chân răng và lợi khiến răng đau buốt và nhạy cảm hơn.
Triệu chứng rõ ràng nhất để kiểm tra nền răng yếu chính là bạn ăn nhai các thực phẩm nóng hoặc lạnh sẽ cảm thấy chân răng bị ê, buốt rất khó chịu.
2.2. Men răng bị mòn
Tương tự như nền răng yếu, những người có men răng yếu do di truyền hoặc men răng bị bào mòn trong quá trình ăn nhai hay tuổi tác dễ bị ê buốt răng khi lấy cao răng. Lý do vì răng bị mất đi lớp bảo vệ bên ngoài khiến chúng nhạy cảm hơn.

Những người bình thường chỉ bị tê một chút khi máy siêu âm lấy cao răng nhưng người men răng yếu dễ bị đau buốt, khó chịu khi thực hiện tẩy cao răng.
2.3. Cao răng quá nhiều
Chúng ta cần biết rằng, sau khi ăn 15 phút sẽ hình thành một lớp màng vô khuẩn giúp vi khuẩn tích tụ và phát triển. Nếu không được loại bỏ, chúng dần dần trở thành mảng bám cứng chắc vào chân răng và không loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường.
Khi cao răng phát triển lâu và ngày càng nhiều, lan sâu xuống lợi, cứng và bám chắc chắn, nha sĩ cần tác động mạnh để loại bỏ.
Vì mô nướu mềm và nhạy cảm, lực tác động của các dụng cụ chuyên khoa hay máy siêu âm lớn sẽ gây ra tình trạng ê buốt, đau. Lấy cao răng bị ê buốt ở phần nướu răng trong tình huống này là điều không thể tránh khỏi.
2.4. Răng đang gặp phải các bệnh lý
Nếu bạn đang gặp phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi hay bị tổn thương ở nướu lợi cũng làm gia tăng mức độ ê buốt răng sau khi lấy cao răng vì phần ngà răng bị lộ.

Thậm chí, nhiều người xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng dù lực tác động của dụng cụ nha khoa vô cùng nhẹ.
2.5. Do tác động của các dụng cụ cầm tay
Dùng dụng cụ lấy cao răng bằng tay tại nhà loại bỏ mảng bám cứng chắc là một trong những nguyên nhân khiến răng, nướu bị tổn thương. Thậm chí bạn không biết cách loại bỏ cao răng, tác động lực lớn vô tình va chạm vào men răng gây suy yếu men răng dẫn đến tình trạng răng ê buốt.
2.6. Kỹ thuật lấy cao răng của bác sĩ không đảm bảo
Đội ngũ bác sĩ non tay, không có nhiều kinh nghiệm sử dụng máy siêu âm để loại bỏ các mảng bám trên răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt. Việc cạo vôi răng quá mạnh khiến mô mềm, men răng bị tổn thương. Đồng thời khiến hệ thống dây thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng đau nhức.
Chính vì thế, việc lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống máy móc đảm bảo như Nha khoa OZE vô cùng quan trọng.
Nha khoa OZE là địa chỉ lấy cao răng chất lượng, an toàn hàng đầu hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, Nha khoa OZE xử lý triệt để mảng bám cao răng một cách nhẹ nhàng, an toàn, không gây chảy máu và hạn chế ê buốt.
3. Cách giảm ê buốt sau khi lấy cao răng
Để giảm thiểu khó chịu sau khi lấy cao răng, bạn hãy áp dụng các biện pháp dưới đây:
3.1. Giảm đau tức thì khi đau buốt do lấy cao răng

Nếu răng quá ê buốt, cần biện pháp giảm đau tức thì, bạn không nên bỏ qua các cách thức đơn giản dưới đây:
- Ngậm nước muối ấm: Muối có thành phần sát khuẩn, làm sạch. Trong khi đó, nước ấm có khả năng thúc đẩy tuần hoàn, làm dịu các cơn đau. Phương pháp ngâm,Cách này vừa giúp giảm ê buốt răng, lại loại bỏ vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng.
- Dùng gừng tươi: Gừng có tính nóng, công dụng kháng viêm diệt khuẩn. Bạn chỉ cần đập dập gừng và đắp trực tiếp lên phần nướu trong vòng 30 phút, giúp máu tuần hoàn tốt hơn để giảm cơn ê buốt răng.
- Đắp tỏi: Trong tỏi chứa hợp chất Allicin giúp giảm đau nhanh chóng. Cách thực hiện khá đơn giản. Hãy giã nát tỏi và đắp vào phần răng bị ê buốt sau 20 phút, cơn đau dịu nhẹ hơn hẳn so với ban đầu.
- Nhai lá trà xanh: Lá trà xanh tươi chứa một lượng lớn Catechin, Florua, Axit Tannic giúp thúc đẩy hình thành men cứng bảo vệ răng. Nhai lá trà xanh 5 phút sau đó súc miệng bằng nước sạch sẽ giảm chứng ê buốt răng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Dùng thuốc giảm đau: Sử dụng Paracetamol giúp làm dịu nhanh cơn ê buốt răng an toàn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kháng sinh Beta Lactam giúp giảm đau, tiêu diệt khuẩn gây bệnh răng miệng.
3.2. Cách hạn chế tình trạng ê buốt kéo dài sau khi lấy cao răng

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến việc ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng để hạn chế tình trạng ê buốt kéo dài.
- Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Khi tiếp xúc với các thực phẩm quá nóng hay lạnh đều có thể làm răng bị tụt nướu, viêm nướu, mòn bề mặt men răng gây ra ê buốt kéo dài.
- Vệ sinh răng đúng cách: Làm sạch răng dọc theo đường nướu răng, không nên đánh răng quá kỹ, chà xát răng mạnh, làm đau và chảy máu phần chân răng.
- Dùng kem đánh răng chống ê buốt: Sau khi loại bỏ cao răng, để hạn chế tình trạng răng ê buốt, chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng kem đánh răng chứa HAP hydroxyapatite, fluoride, potassium nitrate…
- Xử lý các bệnh lý về răng: Ngay cả sau khi lấy cao răng, nếu có vấn đề về bệnh răng miệng, bạn vẫn cần phải xử lý triệt để. Các bệnh về răng như viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu… để hạn ê buốt răng sau khi lấy cao răng.
Lưu ý, tình trạng răng ê buốt, đau nhức sau khi lấy cao răng kéo dài quá lâu, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị.
4. Một số lưu ý khác cần biết sau khi lấy cao răng
Dưới đây là một số bí quyết “bỏ túi” giúp bạn gìn giữ sức khỏe răng miệng cũng như ngăn ngừa các mảng bám quay trở lại sau khi lấy cao răng.
4.1. Lấy cao răng xong nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp men răng nhanh chóng hồi phục và giảm ê buốt. Các nhóm thực phẩm mà bạn cần tăng cường thu nạp như sau:
- Thực phẩm chứa chất xơ: Các loại rau xanh, hạt như đậu nành, rau cải, súp lơ… cung cấp hàm lượng viatamin và khoáng chất, kích thích răng hồi phục và khỏe mạnh.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Trong sữa chứa hàm lượng canxi vừa đủ, giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt sau khi lấy cao răng. Canxi đóng vai trò giúp răng chắc khỏe hơn nên loại thực phẩm này vô cùng cần thiết.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Bổ sung nhiều loại quả như dâu tây, chuối, táo… giúp cung cấp vitamin nuôi răng chắc khỏe và ngăn cao răng hình thành.
4.2. Lấy cao răng xong nên kiêng gì?

Lấy cao răng xong, người thực hiện vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, phần men răng lúc này bị yếu, thức ăn bám nhanh hơn và tạo cảm giác ê buốt. Do đó, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm chứa nhiều đường, chất ngọt: Hạn chế các loại bánh kẹo, socola, cafe, nước trà… Ăn thực phẩm này vào buổi tối lại không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến răng dễ bị sâu, gây tổn hại đến men răng và nướu.
- Thực phẩm cay, nóng: Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc lạnh vì chúng khiến gia tăng cảm giác ê buốt, khó chịu.
- Hạn chế thực phẩm có tính axit mạnh: Cam, chanh, rượu, bia, giấm… là nhóm thực phẩm bạn cần kiêng sau khi cạo vôi răng. Tính axit trong các thực phẩm này có thể bào mòn men răng nếu sử dụng quá nhiều.
- Thuốc lá: Thuốc lá sẽ phá hoại men răng nếu sử dụng quá nhiều. Khói thuốc không chỉ ám mùi vào quần áo mà còn khiến men răng bị yếu đi, răng bị ố vàng, mất thẩm mỹ.
4.3. Vệ sinh răng miệng sau khi lấy cao răng?

Để răng được phục hồi tốt nhất sau khi lấy cao răng, bên cạnh việc nên ăn gì và kiêng gì, bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng:
- Làm sạch răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối với kem đánh răng có chứa Fluor.
- Chải răng đúng cách và khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng lực nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương nướu và men răng.
- Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để hỗ trợ loại bỏ chất cặn trong khoang miệng.
4.4. Thăm khám răng miệng sau khi lấy cao răng?
Ngoài việc chăm sóc răng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chuyên gia khuyến cáo cần thăm khám răng miệng ngay khi gặp phải các tình trạng chảy máu, ê buốt kéo dài nhiều ngày.

Bên cạnh đó, bạn cần phải thường xuyên khám răng miệng định kỳ tối thiểu từ 3 đến 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, men răng mòn… và có biện pháp xử lý kịp thời.
Lấy cao răng bị ê buốt là trạng thái thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó chịu này kéo dài đi kèm những bất thường như chảy máu, khoang miệng có mùi hôi, không thể ăn nhai, bạn cần liên hệ ngay những cơ sở nha khoa uy tín như Nha khoa OZE để thăm khám và điều trị!