5 cách lấy cao răng bằng chanh nhanh chóng, hiệu quả

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
19/06/2022
Lần cập nhật cuối:
19/06/2022
Số lần xem:
417

Lấy cao răng bằng chanh có tác dụng với cao răng ở cấp độ 1. Có nhiều cách kết hợp chanh với các nguyên liệu khác để làm sạch cao răng. Hãy cùng tham khảo một số “bí kíp” dùng chanh tẩy cao răng nhanh chóng từ Nha khoa OZE nhé!

1. Chanh có tác dụng gì trong điều trị cao răng

Cao răng là những mảng bám xỉn màu, bám chặt trên bề mặt răng. Chúng được hình thành do sự vôi hóa các cặn mềm như màng thức ăn, vi khuẩn, xác tế bào chết và các muối khoáng vô cơ có sẵn trong khoang miệng.

Cao răng đóng thành từng mảng
Cao răng xỉn màu không chỉ làm răng bạn trở nên xấu xí mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại

Thành phần chính của cao răng là canxi phosphate và canxi carbonate nên  chúng rất dễ bị mài mòn bởi các chất acid (thành phần có trong quả chanh). Có đến 0,3 mol acid citric trong mỗi lít nước cốt chanh (tức 5% acid nồng độ).

Tính acid mạnh trong nước cốt chanh có thể tác động trực tiếp lên cao răng, khiến chúng bị mài mòn, dễ dàng bong tróc và loại bỏ hơn. Vì thế mà sử dụng chanh được xem là một trong những biện pháp dân gian hữu hiệu làm sạch cao răng tại nhà.

Chanh giúp trị cao răng
Quả chanh có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, kể cả công dụng đánh bật cao răng và mảng bám trên răng

Những người có răng yếu, người đang bị các chứng viêm nướu/lợi, nhiệt miệng… cũng không nên sử dụng nước chanh vì có thể gây ra cảm giác đau rát, xót khi nước chanh tiếp xúc với vết thương hở.

2. Giới thiệu 5 cách sử dụng chanh để lấy cao răng hiệu quả

Sau đây là 5 cách sử dụng chanh để tẩy cao răng đơn giản tại nhà cho bạn tham khảo:

2.1. Súc miệng bằng nước cốt chanh

Nước cốt chanh chứa nhiều acid citric và vitamin C. Nếu như acid citric loại bỏ các mảng bám cứng đầu thì vitamin C được biết đến với công dụng làm trắng răng hiệu quả. Sự kết hợp này sẽ tạo ra phương pháp loại bỏ cao răng hữu hiệu tại nhà.

Nước cốt chanh cũng có thể giúp trị cao răng
Nước cốt chanh với tính mài mòn cao từ acid citric có thể giúp đánh bật cao răng và tẩy răng trắng hiệu quả

Để thực hiện bạn chỉ cần chuẩn bị một nửa quả chanh. Sau đó, vắt lấy nước, rồi hòa thêm 50ml nước ấm. Sục miệng bằng nước cốt chanh vào buổi sáng, trước khi đánh răng sẽ khiến các mảng bám dễ bong hơn.

Tuy nhiên vì nước chanh có tính acid mạnh, có thể gây hao mòn men răng nên lấy cao răng bằng chanh chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần.

2.2. Công thức lấy cao răng bằng chanh và muối

Muối có tính sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn có trong cao răng. Sử dụng kết hợp nước cốt chanh có khả năng làm bong tróc các mảng bám cao răng, sát khuẩn, chữa hôi miệng, mau lành các vết thương hở…

Chanh và muối
Sự kết hợp giữa tính tẩy mạnh và sát khuẩn cao giữa hai thành phần đem đến khả năng loại bỏ cao răng hiệu quả

Bạn chỉ cần trộn một thìa muối với nước cốt của ½ quả chanh. Sau đó dùng tăm bông thoa hỗn hợp này lên răng, chờ 30 phút và súc sạch miệng lại với nước ấm.

Vì thành phần chính của chanh là acid citric nên phương pháp này cũng được khuyến cáo thực hiện tầm 2 – 3 lần/tuần để tránh làm hỏng men răng.

2.3. Kết hợp chanh và Baking Soda để lấy cao răng

Bản chất của bột Baking Soda là natri bicarbonate (NaHCO3) có tính kiềm và khả năng mài mòn tốt nên ngoài làm bánh, chất này còn được sử dụng để tẩy rửa hoặc sản xuất chất tẩy rửa. Lợi dụng khả năng tẩy sạch mạnh mẽ của Baking Soda mà người ta còn sử dụng để loại bỏ cao răng.

Kết hợp chanh với Baking Soda
Kết hợp giữa chanh và bột Baking Soda mang lại tác dụng làm sạch cao răng vô cùng hiệu quả

Bạn có thể pha loãng bột Baking Soda với một ít nước cốt chanh, khuấy đến khi có dạng keo lỏng. Sau đó thoa loại hỗn hợp này lên bề mặt răng, hoặc có thể dùng thay cho kem đánh răng thông thường cũng đều mang lại hiệu quả tốt.

Do sử dụng kết hợp 2 nguyên liệu có tính tẩy sạch mạnh nên tuyệt đối không lạm dụng chúng quá nhiều, tránh làm hỏng men răng. Chỉ nên sử dụng phương pháp tẩy cao răng bằng chanh và Baking Soda khoảng 2 lần/tuần.

2.4. Sử dụng vỏ chanh phơi khô để tẩy cao răng

Trong vỏ chanh chứa nhiều pectat Ca, pectin, hợp chất flavonoid (PMFs – polymethoxylated flavones) có hiệu quả trong việc làm sạch các mảng bám và vết ố vàng trên răng. Ngoài ra trong vỏ chanh còn chứa các hợp chất sở hữu tính kháng khuẩn cao, có khả năng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây mùi và bệnh răng miệng streptococcus mutans vô cùng tốt.

Vỏ chanh
Vỏ chanh chứa nhiều hợp chất có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại trong cao răng

Vì thế, bạn có thể tận dụng vỏ chanh để làm sạch cao răng ngay tại nhà. Đầu tiên, hãy loại bỏ nước trong vỏ chanh bằng cách phơi, hoặc sấy khô. Sau đó, cho vỏ chanh đã khô vào máy xay để nghiền nhỏ, thêm vào một ít nước để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.

Sau khi có được hỗn hợp vỏ chanh khô, dùng tăm bông thoa đều lên bề mặt răng cả phía trong và phía ngoài. Khoảng 15 – 20 phút sau, làm sạch hỗn hợp với kem đánh răng.

Vẫn giống như các phương pháp lấy cao răng bằng chanh khác, bạn chỉ nên thực hiện từ 2 lần mỗi tuần để tránh bào mòn men răng.

2.5. Mẹo tẩy cao răng bằng vỏ chanh và bột nở

Bột nở còn có tên Baking Powder, chỉ chứa ¼ thành phần natri bicarbonate (NaHCO3) so với Baking Soda, và được bổ sung thêm một số loại acid và khoáng chất khác. Bột nở có tính chất khá giống với Baking Soda nên cũng được sử dụng kết hợp với vỏ chanh để tẩy cao răng.

Chanh và bột nở
Bột nở rất dễ bị nhầm thành Baking Soda nên khi mua hãy chú ý

Cách thực hiện không hề phức tạp. Bạn chỉ cần xay nhuyễn vỏ chanh, rồi trộn với bột nở theo tỷ lệ 1:1. Tiếp theo, hãy cho thêm một ít nước sôi để nguội và khuấy đều, sao cho hỗn hợp trở nên đặc sánh.

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để đánh răng thay cho kem đánh răng thông thường vào mỗi buổi sáng và tối. Một cách khác, bạn cũng có thể thoa trực tiếp hỗn hợp lên bề mặt răng, đặc biệt ở các vị trí nhiều cao răng, hay những nơi khuất như kẽ răng, mặt trong hàm nhai…

Tính ăn mòn của hỗn hợp khá mạnh, sử dụng quá thường xuyên có thể gây tổn hại trực tiếp đến lớp men răng. Do đó, tần suất sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần sẽ hợp lý.

3. Gợi ý một số cách loại bỏ cao răng tại nhà khác

Bên cạnh tẩy cao răng bằng chanh, bạn có thể tham khảo thêm một số cách giúp đánh bay mảng bám cao răng như:

3.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên

Đánh răng ngừa cao răng
Không chỉ đánh răng, bạn nên phối hợp với các phương pháp vệ sinh răng miệng để tăng tính hiệu quả

Vệ sinh răng miệng thường xuyên vô cùng quan trọng vì đây là thói quen tốt giúp răng miệng luôn sạch sẽ và phòng ngừa cao răng cũng như các bệnh răng miệng hiệu quả.

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày: Thời điểm trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi thức dậy buổi sáng cần đánh răng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Dùng nước súc miệng: Sau khi đánh răng, vẫn có thể còn tồn tại những mảng bám ở kẽ răng. Lúc này, dùng nước súc miệng để loại bỏ những cặn thừa này, đồng thời giúp hơi thở thơm mát, không mùi.
  • Dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa có thể len lỏi vào các kẽ răng – nơi mắt thường không thấy rõ và bàn chải cũng không thể chạm tới. Nhờ đó, giúp loại bỏ các mảng thức ăn thừa có trong kẽ răng.

Có thể thấy, bước vệ sinh răng miệng hàng ngày là không thể bỏ qua, bởi nó có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế mảng bám cao răng quay trở lại.

3.2. Xem lại chế độ ăn uống

Cả nhà đang ăn chuối
Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh sẽ tốt cho việc phòng chống hình thành mảng bám cao răng

Bên cạnh việc chú ý đến vệ sinh cá nhân thì chế độ ăn uống cũng cần được lưu tâm để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo quá trình tái khoáng cho lớp men răng được diễn ra suôn sẻ, bảo vệ men răng trước tác động ăn mòn từ acid và các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
  • Hạn chế ăn đồ tinh bột, đường: Những loại thức ăn này dễ kết mảng bám và bị vi khuẩn phân giải thành các acid gây hại cho răng. Bạn nên hạn chế các loại thức ăn này và tốt nhất không nên sử dụng vào buổi tối.
  • Hạn chế ăn, uống đồ uống có màu: Đồ có màu như trà, cà phê… cần hạn chế vì đây là những loại thực phẩm có tính bám màu cao. Sử dụng quá thường xuyên sẽ khiến răng bị nhiễm màu gây nên tình trạng hoen ố, mất thẩm mỹ.
  • Hạn chế hút thuốc: Khói thuốc có tính bám nhiễm rất mạnh, chúng có thể ám lên răng, hoặc lên lớp cao răng, làm vôi răng trở nên dày hơn và vàng ố, thậm chí chuyển đen gây mất thẩm mỹ và tạo mùi hôi khó chịu.

3.3. Sử dụng một vài nguyên liệu khác để tẩy cao răng tại nhà

Dầu dừa giúp điều trị cao răng
Dầu dừa cũng là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Ngoài phương pháp lấy cao răng bằng chanh, bạn còn có thể thử một vài loại nguyên liệu khác cũng có tác dụng loại bỏ cao răng tương tự như Baking Soda, dầu dừa hoặc muối…

  • Bột Baking Soda: Như đã giới thiệu ở phần trên, baking soda có tính tẩy rửa tốt nhờ thành phần là hợp chất tính kiềm NaHCO3. Vì vậy, sản phẩm này có thể loại bỏ mảng bám cao răng. Bạn có thể pha với nước thành hỗn hợp đặc sánh, rồi đánh răng như bình thường.
  • Dầu dừa: Chứa rất nhiều acid lauric, dễ bị chuyển hóa thành hợp chất monolaurin. Cả acid lauric và monolaurin đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng streptococcus mutans. Tính acid trong dầu dừa còn có thể ăn mòn và làm bong tróc cao răng rất tốt.
  • Muối: Tính sát khuẩn của muối có tác dụng hỗ trợ quá trình lành thương. Súc miệng nước muối thường xuyên giúp nướu chắc khỏe, ít bị viêm. Do đó, kết hợp cùng các thành phần khác có tính tẩy như chanh, baking soda sẽ giúp loại bỏ cao răng hiệu quả.

Trên đây là những cách lấy cao răng bằng chanh đơn giản nhưng hiệu quả có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng đối với cao răng độ 1. Đối với cao răng độ 2 trở lên, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín như Nha khoa OZE để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị triệt để!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.