Bị viêm lợi do cao răng – Điều trị thế nào?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
16/09/2022
Lần cập nhật cuối:
10/04/2023
Số lần xem:
318

Cao răng viêm lợi là chứng bệnh phổ biến trên thế giới và gặp phải ở mọi đối tượng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm nướu trong đó có cao răng. Vậy làm cách nào để điều trị và cách phòng tránh tình trạng này? Tất sẽ được OZE chia sẻ chi tiết ngay sau đây!

1. Cao răng là nguyên nhân gây viêm lợi?

Cao răng là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt và các cặn mềm thức ăn, chất khoáng trong miệng… Lâu dần cứng lại và bám chắc vào chân răng hoặc mép lợi.

Cao răng bám chặt vào lợi răng
Cao răng bám chặt ở phần nướu mặt trong của răng

Trong mảng bám cao răng tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Để lâu ngày không được xử lý sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, trong đó có bệnh viêm lợi. Tình trạng viêm lợi nếu được điều trị kịp thời sẽ biến mất. Ngược lại, sẽ khiến nướu bị mất mối liên kết với răng dẫn đến chảy máu chân răng hoặc tụt lợi, răng lung lay.

Lợi bị viêm do cao răng bám chắc, không được làm sạch 
Lợi bị viêm do cao răng bám chắc, không được làm sạch

Nếu cao răng lâu ngày không được xử lý còn gây ra nhiều vấn đề khác ngoài viêm lợi. Chính vì thế, lấy cao răng là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng để điều trị và phòng ngừa viêm lợi, giúp răng miệng luôn sạch khỏe.

2. Cách điều trị cao răng và viêm lợi hiệu quả

Sử dụng thuốc trị viêm lợi cần có sự đồng ý của bác sĩ

Khi phát hiện ra các dấu hiệu viêm lợi, bạn cần đến nhanh chóng loại bỏ các mảng bám cao răng để hạn chế tình trạng nướu sưng đỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc tây để điều trị viêm lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý răng luôn tuân thủ theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

  • Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng để trị viêm nướu do công dụng tiêu diệt vi khuẩn tồn tại ở trong nướu, chân răng… Spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh có khả năng diệt vi khuẩn kị khí) kết hợp với nhau, đem đến hiệu quả điều trị viêm lợi và các bệnh răng miệng khác như: Nha chu, sâu răng…
  • Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng, đỏ, đau do viêm nướu răng.
  • Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Giúp điề trị các triệu chứng sưng đỏ, đau nướu… do tính kháng viêm mạnh.
  • Các thuốc giảm đau thông thường: Có công dụng giảm các triệu chứng đau do viêm nướu. Tuy nhiên, cần lưu ý là không dùng Aspirin cho các trường hợp đang mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

Phương pháp hiệu quả điều trị viêm lợi hiệu quả triệt để chính là tới các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Bạn không chỉ được làm sạch cao răng, khỏi viêm lợi mà còn phòng ngừa các vấn đề răng miệng khác như chảy máu chân răng, sâu răng, hôi miệng…

3. Phòng tránh cao răng và viêm lợi thế nào?

Sau khi lấy cao răng, mảng bám vẫn có khả năng quay lại và hình thành liên tục trong quá trình ăn uống. Bạn cần có kế hoạch phòng ngừa cao răng, viêm lợi bằng cách:

3.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày. Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ mặt trong ra mặt ngoài để làm sạch mảng bám sinh học vô hình cũng như tránh tổn thương cấu trúc răng.

Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày
Đánh răng hàng ngày ít nhất 2 lần giúp giảm thiểu tích tụ cao răng và sâu răng

Đồng thời bạn nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng xong. Đặc biệt đừng quên vệ sinh lưỡi, nướu thật kỹ. Ngoài ra, hãy tạo thói quen sử dụng chỉ nha để loại bỏ thức ăn thừa bám trong kẽ răng.

3.2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Không nên ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường, dầu mỡ hay có màu vì chúng rất dễ bám lại trên răng và nướu sau khi lấy cao răng. Ngoài ra, tuyệt đối không hút thuốc để tránh cao răng có màu ám vàng, ám nâu gây mất thẩm mỹ.

Kiêng uống cà phê để bảo vệ men răng
Nói không với các thực phẩm gây ám màu lên men răng

Thay vào đó, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin, rau củ quả như cà rốt, rau bina, súp lơ… Đồng thời, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein, canxi… để hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng.

3.3. Thăm khám răng định kỳ

Ngoài các biện pháp phòng ngừa cao răng hình thành, các bạn cũng cần có kế hoạch thăm khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như phòng ngừa, điều trị kịp thời các bệnh lý có thể xảy ra.

Vậy thăm khám cao răng ở đâu để đảm bảo an toàn, chất lượng? Câu trả lời chính là hệ thống Nha khoa OZE. Lấy cao răng tại Nha khoa OZE sử dụng công nghệ sóng siêu âm không gây đau nhức, chảy máu, mảng bám được loại bỏ sạch sẽ và triệt để.

Thời gian lấy cao răng nhanh chóng chỉ mất từ 15 đến 30 phút, tùy vào mức độ tích tụ mảng bám nên khách hàng không cần phải chờ đợi lâu. Bên cạnh đó, chi phí khách hàng thực hiện lấy cao răng rất ưu đãi, chỉ từ 30.000 đồng/lần.

Bạn có thể truy cập vào các kênh thông tin sau của Nha khoa OZE để tìm hiểu và đặt dịch vụ. Hãy để Nha khoa OZE được đồng hành cùng bạn trong việc loại bỏ cao răng viêm lợi nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.