Cao răng nước bọt: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
15/09/2022
Lần cập nhật cuối:
17/09/2022
Số lần xem:
224

Ít ai biết được cao răng còn được chia ra nhiều loại, trong đó có cao răng nước bọt. Liệu cao răng nước bọt có nguy hiểm bằng các loại cao răng khác không? Chúng hình thành như thế nào và có cách nào để ngăn chúng quay lại? Hãy để các bác sĩ Nha khoa OZE giúp quý khách hàng giải đáp nhé!

1. Cao răng nước bọt là gì?

Cao răng nước bọt hay cao răng trên lợi chính là loại cao răng thường gặp nhất. Chúng được hình thành từ nước bọt và những mảng bám thức ăn còn sót lại, các chất khoáng, vi khuẩn, xác tế bào biểu mô… lâu ngày tích tụ và cứng dần bám chặt vào chân răng và lợi.

Cao răng nước bọt
Cao răng nước bọt đa số có màu trắng đục hoặc vàng nhạt

Cao răng nước bọt thường xuất hiện ở thân răng trên lợi. Chúng tích tụ nhiều nhất ở phần mặt bên trong răng cửa hàm dưới và mặt bên ngoài răng hàm số 6 và 7.

Cao răng nước bọt bị sẫm màu
Cao răng nước bọt của người nghiện thuốc sẽ có màu sẫm hơn nhưng không ăn sâu vào nướu như cao răng huyết thanh

Thông thường, cao răng nước bọt có màu vàng nhạt. Nhưng nếu bạn lạm dụng cà phê, thuốc lá, nước có màu thì cao răng sẽ chuyển sang màu vàng sẫm hoặc đen.

2. Cao răng nước bọt có nguy hiểm không?

Bị hôi miệng
Hậu quả dễ thấy nhất mà cao răng để lại chính là gây hôi miệng

Ở các cấp độ 1 và 2, cao răng nước bọt không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng nếu tồn tại quá lâu, cao răng sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe răng miệng:

  • Mất thẩm mỹ: Do xuất hiện đốm vàng trên bề mặt răng, khiến bệnh nhân tự ti trong giao tiếp.
  • Gây hôi miệng: Các mảng bám vàng ở kẽ răng tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này kết hợp với axit trong nước bọt tạo nên phản ứng hóa học gây mùi hôi khó chịu.
  • Có thể tụt lợi: Cao răng quá nhiều sẽ đẩy xuống lợi, nướu và dẫn đến tụt lợi xuống phía chân răng, khiến răng dài hơn và gây mất thẩm mỹ.
  • Nguy cơ viêm nhiễm răng: Độc tố của vi khuẩn trong cao răng gây ra viêm. Hiện tượng viêm ảnh hưởng đến tủy răng, ngà răng dẫn đến sâu răng, nghiêm trọng hơn là rụng răng.

3. Hướng dẫn cách điều trị cao răng nước bọt

Có thể thấy cao răng nước bọt cũng gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc xử lý cao răng nước bọt là cấp thiết và cần được thực hiện đúng cách để đem lại hiệu quả.

3.1. Lấy cao răng tại phòng khám

Việc dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng thông thường không thể loại bỏ được hoàn toàn cao răng. Lấy cao răng tại các phòng khám là phương pháp triệt để nhất để làm sạch mảng bám cứng đầu.

Bác sĩ lấy cao răng tại phòng khám nha khoa OZE
Lấy cao răng nước bọt tại các phòng khám uy tín như Nha khoa OZE sẽ giúp khách hàng loại bỏ triệt để vấn đề này

Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa hoặc máy lấy cao răng chuyên dụng để tác động lên mảng bám, phá vỡ cấu trúc của chúng.

Bạn có thể lấy cao răng tại bất kỳ phòng khám nha khoa nào bởi đây là dịch vụ phổ biến. Tuy nhiên, nên chọn những đơn vị uy tín như Nha khoa OZE để được trải nghiệm dịch vụ lấy cao răng đạt chuẩn cùng chi phí tối ưu nhất.

Tại Nha khoa OZE, dịch vụ lấy cao răng được thực hiện bằng công nghệ sóng siêu âm hiện đại. Giúp loại bỏ cao răng một cách an toàn mà không để lại bất cứ biến chứng gì. Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ từ 10 – 30 phút, tùy tình trạng cao răng dày hoặc mỏng.

Thông tin liên hệ:

3.2. Sử dụng các nguyên liệu lấy cao răng tại nhà

Chanh và muối
Sử dụng nguyên liệu tự có thể làm sạch cao răng nước bọt nhưng chỉ có tác dụng với cao răng độ 1

Ngoài lấy cao răng nước bọt tại phòng khám, bạn cũng có thể loại bỏ cao răng tại nhà bằng cách sử dụng những nguyên liệu đơn giản như chanh, baking soda, muối, dầu dừa…

  • Chanh: Chanh chứa nhiều axit citric, khi đi vào khoang miệng sẽ nhanh chóng phản ứng và bào mòn mảng bám cứng đầu, giúp cao răng dễ dàng được loại bỏ.
  • Baking Soda: Baking Soda có khả năng loại bỏ cao răng tốt nhờ thành phần chứa nhiều gốc -OH. Khi phản ứng với axit trong mảng bám giải phóng CO2 và giúp cấu trúc cao răng lỏng lẻo, dễ dàng bong tróc.
  • Muối: Muối chứa một lượng lớn khoáng chất có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn cao răng phát triển và loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng hiệu quả. Từ đó giúp răng trắng sạch và chắc khỏe lên nhiều.
  • Dầu dừa: Dầu dừa là hoạt chất kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn khoang miệng tốt. Khi dầu dừa kết hợp với enzim trong nước bọt sẽ tạo thành chất có khả năng làm sạch, làm mềm cao răng.

3.3. Chăm sóc răng miệng

Cao răng nước bọt dù được làm sạch triệt để nhưng theo thời gian, nếu không được chăm sóc và phòng ngừa vẫn sẽ quay trở lại. Chính vì thế, bạn cần vệ sinh răng miệng đầy đủ, đánh răng tối thiểu ngày 2 lần, dùng nước súc miệng và tạo thói quen dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đừng quên bộ ba hoàn hảo kem đánh răng – nước súc miệng – chỉ nha khoa trong việc làm sạch răng miệng

Đặc biệt, bạn cần hạn chế các đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột vì rất dễ tạo mảng bám trên răng. Ngoài ra, không nên ăn uống đồ căn có màu, hút thuốc lá vì sẽ khiến cao răng ám màu sẫm như vàng, nâu, gây mất thẩm mỹ.

Cứ sau 3 – 6 tháng là cao răng có thể hình thành lại. Do đó, hãy ghi nhớ mốc thời gian này để tái khám. Vừa loại bỏ được cao răng, vừa được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng để kịp thời xử lý nếu gặp phải bệnh nguy hiểm.

Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần
Nên lấy cao răng định kỳ để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ

Dù là cao răng nước bọt hay bất kỳ loại cao răng nào khác cũng cần được xử lý nhanh chóng và triệt để. Đến ngay Nha khoa OZE để chúng tôi giúp bạn loại bỏ phiền muộn về hàm răng xỉn màu do cao răng lâu ngày bám trú! Đừng quên theo dõi các kênh truyền thông của OZE để cập nhật khuyến mãi nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.