Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt khác gì nhau?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
15/10/2022
Lần cập nhật cuối:
02/11/2022
Số lần xem:
253

Ít ai biết rằng cao răng được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó có cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt. Hai loại cao răng này khác nhau như thế nào, cách nhận biết và xử lý chúng như thế nào sẽ được giải đáp ngay sau đây!

1. Cao răng huyết thanh là gì?

Hiểu một cách đơn giản, cao răng huyết thanh hay cao răng đỏ là mảng bám được hình thành từ dịch tiết và máu chảy từ chân răng, túi lợi. Cao răng huyết thanh có màu nâu đỏ hoặc đen. Lợi viêm nhiễm, chảy máu càng nhiều thì cao răng có màu sắc càng sẫm.

Cao răng huyết thanh với màu nâu đỏ bám chắc trên thân răng
Cao răng huyết thanh với màu nâu đỏ bám chắc trên thân răng

Cao răng huyết thanh xuất hiện ở trên thân răng và ăn sâu xuống dưới nướu. Nếu ở trên thân răng, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy. Còn nếu cao răng ăn sâu xuống dưới lợi thì không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dò bằng dụng cụ chuyên dụng.

Cao răng huyết thanh không gây nguy hại đến tính mạng con người nhưng lại rất mất thẩm mỹ vì cao răng có màu sẫm. Tuy nhiên, để lâu trong khoang miệng không xử lý, cao răng huyết thanh gây hôi miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, tụt lợi hoặc mất răng vĩnh viễn.

2. Cao răng nước bọt là gì?

Cao răng nước bọt hay cao răng thường được hình thành từ nước bọt và những mảng bám còn sót lại qua quá trình ăn uống không được làm sạch. Vị trí xuất hiện của chúng là ở trên lợi, nhiều nhất khu vực bên trong răng cửa hàm dưới và mặt ngoài răng hàm trên.

Cao răng nước bọt
Cao răng nước bọt có màu nâu vàng có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường

Cao răng nước bọt thường có màu vàng nhạt. Nếu thường xuyên hút thuốc lá, cà phê sẽ có màu vàng sẫm hoặc đen. Trái với cao răng huyết thanh, cao răng nước bọt rất dễ nhìn thấy. Loại cao răng này đem đến cảm giác khó chịu trong miệng, có mùi hôi nhẹ. Nhưng nếu để lâu, cao răng sẽ tích tụ nhiều, vi khuẩn trên cao răng có thể gây viêm lợi, chảy máu chân răng.

3. So sánh cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt có thể dễ dàng phân biệt qua màu sắc
Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt có thể dễ dàng phân biệt qua màu sắc

Điểm khác biệt chủ yếu giữa cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt nằm ở màu sắc, vị trí và mức độ ảnh hưởng. Bạn có thể tham khảo bảng bên dưới để có cái nhìn chi tiết nhất về 2 loại cao răng:

Đặc điểmCao răng nước bọtCao răng huyết thanh
Nguyên nhânDo mảng bám thức ăn lâu ngày không được làm sạch hình thành.Do huyết tương và máu ở vị trí lợi bị viêm.
Vị tríNằm ở trên thân răng (chủ yếu ở mặt trong của răng)Nằm ở trên thân răng và ăn sâu xuống dưới nướu
Màu sắcCó màu vàng nhạtCó màu nâu đỏ, nâu đen
Mức độ nguy hiểmKhông nguy hiểm bằng cao răng huyết thanhNguy hiểm cao do nhiều vi khuẩn, tốc độ phát triển nhanh

4. Xử lý cả hai loại cao răng thế nào?

Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt đều là kẻ thù âm thầm gây hại cho răng nên cần được xử lý càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số giải pháp loại bỏ cao răng dành cho bạn:

4.1. Lấy cao răng tại phòng khám nha khoa

Đây là phương pháp lấy cao an toàn và triệt để nhất mà bạn nên áp dụng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần.

Các bác sĩ tại Nha khoa OZE hỗ trợ bệnh nhân lấy cao răng tận tình, chu đáo
Các bác sĩ tại Nha khoa OZE hỗ trợ bệnh nhân lấy cao răng tận tình, chu đáo

Việc lấy cao răng tại phòng khám giúp bạn hạn chế tối đa những thương tổn có thể xảy ra do không biết cách sử dụng dụng cụ lấy cao răng tại nhà. Đồng thời, bạn cũng được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng nên có cơ hội phát hiện sớm bệnh lý (nếu có) để có phương án điều trị.

Một trong những phòng khám nha uy tín mà bạn nên tham khảo đó là Nha khoa OZE. Do có hơn 10 năm kinh nghiệm nên Nha khoa OZE có thể xử lý được tất cả các case lấy cao răng từ đơn giản đến phức tạp.

Chi phí lấy cao răng hấp dẫn tại tất cả các chi nhánh của Nha khoa OZE
Chi phí lấy cao răng hấp dẫn tại tất cả các chi nhánh của Nha khoa OZE

Toàn bộ quy trình được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Cùng sự hỗ trợ của dụng cụ, trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Hơn hết, giá lấy cao răng được niêm yết trên các kênh truyền thông nhằm minh bạch khi khách hàng tìm kiếm thông tin.

Vì vậy, nếu đang có nhu cầu lấy cao răng, bạn đừng quên nên liên hệ với Nha khoa OZE theo số Hotline: 0866 866 108 để được tư vấn và đặt lịch nhé!

4.2. Tự lấy cao răng tại nhà

Ngoài việc lấy cao răng tại phòng khám, bạn có thể tự lấy cao răng tại nhà. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với cao răng nước bọt ở mức độ nhẹ. Còn đối với cao răng huyết thanh, cần dò tìm bằng máy móc chuyên dụng, phương pháp này sẽ không có tác dụng.

Muối và kem đánh răng
Muối và kem đánh răng có thể tạo thành hỗn hợp tẩy cao răng hiệu quả

Một số nguyên liệu tự nhiên rất hay được sử dụng để tẩy cao răng tại nhà như muối, chanh, baking soda, dầu dừa… Bạn có thể tham khảo và làm theo các công thức lấy cao răng tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên trên internet.

4.3. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách là một trong những cách ngăn mảng bám quay lại

Cao răng không vĩnh viễn mất đi sau khi lấy cao răng. Do đó, bạn vẫn cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tối đa các mảng bám quay trở lại.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm cùng kem đánh răng chứa flour trong 2 – 4 phút.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
  • Hạn chế việc hút thuốc lá vì thúc đẩy cao răng hình thành nhanh hơn và có màu sẫm.
  • Cắt giảm tối đa các loại đồ ăn chứa đường vì chúng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tạo mảng bám cao răng.

Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt đều cần được loại bỏ sớm để tránh những biến chứng nguy hại cho răng. Hãy thường xuyên quan sát khoang miệng của mình, nếu thấy cao răng xuất hiện cần đến nha sĩ để làm sạch sớm!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.