Cao răng dưới lợi là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
01/06/2022
Lần cập nhật cuối:
23/07/2022
Số lần xem:
302

Cao răng dưới lợi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng cho răng miệng. Nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời, cao răng và cao răng dưới lợi có cơ hội tích tụ nhiều sẽ khó điều trị, khiến bạn cảm thấy không thoải mái và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

1. Cao răng dưới lợi là gì? Hình thành ra sao?

Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa trở nên cứng chắc và bám chặt trên bề mặt răng. Bản chất của cao răng là các cặn mềm bị vôi hóa mà thành phần chính của chúng là vụn thức ăn, vi khuẩn và các chất khoáng có sẵn trong tiết nước bọt. 

Còn cao răng dưới lợi là tình trạng cao răng xuất hiện tại vùng chân nướu, hoặc là hệ quả của việc cao răng đã lan rộng đến vùng chân răng và mép lợi. Một số trường hợp tệ hơn, cao răng có thể lan sâu xuống bên dưới nướu. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa cao răng và cao răng dưới lợi. 

Cao răng xuất hiện ở vùng mép lợi
Cao răng xuất hiện ở vùng mép lợi
Cao răng tích tụ nhiều và lan sâu xuống vùng lợi dưới chân răng
Cao răng tích tụ nhiều và lan sâu xuống vùng lợi dưới chân răng
Cao răng lâu năm không được xử lý trở nên thâm đen, lan xuống và giành chỗ của lợi, làm lộ sâu chân răng 
Cao răng lâu năm không được xử lý trở nên thâm đen, lan xuống và giành chỗ của lợi, làm lộ sâu chân răng

Cao răng là tình trạng mà hầu hết chúng ta đều gặp phải. Ban đầu chúng chỉ là những vết ngả màu trên răng. Tuy nhiên nếu không được quan tâm xử lý, cao răng có cơ hội tích tụ ngày càng nhiều, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ. 

2. Cao răng dưới lợi nguy hiểm đến thế nào?

Cao răng dưới lợi là tình trạng nặng hơn của cao răng thông thường. Nếu không được giải quyết kịp thời, chúng có thể  gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng. Những tác hại phổ biến gây ra bởi tình trạng cao răng dưới lợi bao gồm: 

2.1. Gây hôi miệng

Các mảng bám là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hoạt động của những vi khuẩn này có thể sản sinh ra những hợp chất có mùi gây hôi miệng, đặc biệt là các hợp chất có gốc sulphur. 

Cao răng dưới lợi gây hôi miệng, khiến bạn tự ti trong giao tiếp
Cao răng dưới lợi gây hôi miệng, khiến bạn tự ti trong giao tiếp

Đặc biệt, tại vùng cao răng dưới lợi, với điều kiện yếm khí thuận lợi cho quá trình phân hủy các hợp chất của vi khuẩn kị khí. Một lượng lớn hợp chất gốc sulphur và các amino acid được sản sinh ra từ hoạt động phân giải các cặn thức ăn, protein gam âm… của các vi khuẩn gây nên mùi hôi miệng. 

2.2. Gây viêm lợi

Các vi khuẩn bám lâu trên răng sẽ xảy ra phản ứng lên men thức ăn khi tiếp xúc với nước bọt. Chúng có thể sản sinh các độc tố và chất men gây hại, dẫn đến tình trạng viêm lợi, dần làm mất đi khả năng liên kết giữa nướu và chân răng. 

Lợi bị viêm sưng đỏ, khiến khách hàng khó chịu, đau nhức
Lợi bị viêm sưng đỏ, khiến khách hàng khó chịu, đau nhức

Nướu/lợi bị viêm trở nên sưng tấy, đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhai, cắn và cảm giác ngon miệng khi bệnh nhân ăn uống. 

2.3. Gây sâu răng

Cặn thức ăn còn thừa bám trên răng, đặc biệt là nhóm tinh bột và protein bị phân hủy sẽ sản sinh ra nhiều acid, gây tổn hại lên cấu trúc của men răng. Nếu tác động hủy khoáng này diễn ra nhanh hơn quá trình tái khoáng của men răng có thể gây hỏng men răng, tạo thành các lỗ sâu trên răng. 

Sâu chân răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ
Sâu chân răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ

Đối với các vùng có cao răng dưới lợi, quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn rất nhiều do bị che khuất. Vì thế, tình trạng sâu răng dễ xuất hiện hơn do các vi khuẩn có cơ hội hoạt động mạnh mẽ hơn (chủ yếu là vi khuẩn nhóm Lactobacillus và Streptococcus mutans). 

2.4. Gây viêm nha chu

Nếu tình trạng viêm nướu/lợi do các vi khuẩn trên cao răng không được giải quyết, lâu ngày trở nên nặng hơn, làm suy giảm hoặc mất đi khả năng liên kết giữa răng và nướu, gây ra bệnh nha chu. 

Tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra khi đánh răng 
Tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra khi đánh răng

Răng không nhận được sự nâng đỡ của các mô mềm nướu/lợi xung quanh dần mất đi khả năng chịu lực nhai/cắn khi ăn uống, dễ bị mất răng nếu không có hướng giải quyết thích hợp. 

2.5. Gây tụt lợi chân răng

Tụt lợi chân răng là hậu quả của việc mất đi tính liên kết giữa răng và các mô mềm xung quanh. Cũng giống như tác hại của bệnh nha chu, tụt lợi chân răng có thể khiến răng mất khả năng chịu lực, dễ rơi rụng. 

Đặc biệt, tình trạng mất răng còn có thể ảnh hưởng và gây tiêu giảm xương hàm, tác động không tốt đến cấu trúc những răng xung quanh vùng răng bị mất.  

Tụt lợi làm lộ sâu chân răng, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ răng của các mô nướu kế cạnh
Tụt lợi làm lộ sâu chân răng, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ răng của các mô nướu kế cạnh

Trên đây là những bệnh lý phổ biến bị gây ra bởi tình trạng cao răng dưới lợi kéo dài không được giải quyết. Ngoài ra, các vi khuẩn trên cao răng còn có thể gây ra một số tình trạng phiền toái khác trong niêm mạc miệng như: viêm amidan, lở miệng, viêm họng…

3. Chọn phương pháp nào để điều trị cao răng dưới lợi

Phương án tối ưu để loại bỏ cao răng dưới lợi là nhờ sự trợ giúp của nha sĩ
Phương án tối ưu để loại bỏ cao răng dưới lợi là nhờ sự trợ giúp của nha sĩ

Cao răng dưới lợi gây ra nhiều phiền toái như mất thẩm mỹ, khó vệ sinh răng miệng… cho khách hàng. Vì vậy, bạn nên xử lý triệt để ngay khi thấy cao răng xuất hiện. Phương pháp xử lý cao răng tùy thuộc vào tình trạng cao răng dưới lợi để lựa chọn phương pháp phù hợp: 

  • Đối với các trường hợp nhẹ: Chỉ cần chăm chỉ đánh răng 2 – 3 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối pha loãng, hạn chế khả năng tích tụ mảng bám để hình thành cao răng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluor và canxi để hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng, phòng ngừa sâu răng xuất hiện. 
  • Đối với các trường hợp cao căng cứng, đóng thành mảng bám hoặc đã trở nên xỉn màu: Nên đến ngay các cơ sở nha khoa để được hỗ trợ lấy cao răng. Việc này không chỉ đảm bảo làm sạch cao răng triệt để mà còn được tư vấn chăm sóc răng miệng đúng cách. Từ đó, phòng tránh các bệnh lý răng miệng nguy hại tiềm ẩn có thể xảy ra. 

Để xác định tình trạng cao răng dưới lợi ở mức độ nào, bạn nên đến thăm khám tại Nha khoa OZE. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng, từ đó đưa ra phương án xử lý cao răng cho bạn. 

4. Quy trình điều trị cao răng dưới lợi

Lấy cao răng là dịch vụ tương đối cơ bản, hầu hết đơn vị nha khoa nào cũng có. Tuy nhiên, để xử lý triệt để cao răng thì chỉ những đơn vị uy tín như Nha khoa OZE mới thiết lập quy trình bài bản, chuyên nghiệp với 5 bước: 

  • Bước 1 – Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ khám tổng quát răng miệng để đánh giá tình trạng cao răng dưới lợi và tư vấn hướng điều trị thích hợp. 
  • Bước 2 – Vệ sinh răng miệng: Răng miệng sẽ được làm sạch để đảm bảo vệ sinh trước khi lấy cao răng.
  • Bước 3 – Tiến hành lấy cao răng: Bác sĩ thực hiện lấy cao răng và cao răng dưới lợi dưới sự giúp đỡ của dụng cụ nha khoa chuyên dụng. 
  • Bước 4 – Đánh bóng răng: Dùng thuốc đánh bóng và chổi đánh bóng để làm sáng, trắng răng. 
  • Bước 5 – Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa để xác định cao răng đã được loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc răng nhằm hạn chế cao răng quay trở lại.

Chỉ với 5 bước vô cùng nhanh chóng, Nha khoa OZE đã có thể giúp loại bỏ hoàn toàn tất cả mảng vôi xấu xí trên răng của bạn. Chỉ mất khoảng một buổi tại nha khoa để sở hữu hàm răng trắng sáng, sạch cao răng mà không làm ảnh hưởng đến quỹ thời gian của bạn. 

Quy trình lấy cao răng bài bản tại Nha khoa OZE 
Quy trình lấy cao răng bài bản tại Nha khoa OZE

Quý khách có nhu cầu thăm khám sức khỏe răng miệng hoặc lấy cao răng dưới lợi có thể đặt lịch khám tại nha khoa OZE trực tiếp qua: 

5. Bảng giá điều trị cao răng dưới lợi tại nha khoa OZE

Theo lời khuyên của nha sĩ, lấy cao răng theo định kỳ chính là một trong những cách tốt nhất để giữ cho răng miệng sạch và khỏe. 

Vì lẽ đó, Nha khoa OZE cung cấp dịch vụ lấy cao răng với chi phí “cực kỳ tiết kiệm” chỉ từ 30k/lần. Điều này giúp nhiều khách hàng có thể thường xuyên sử dụng phương pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng này mà không lo ngại đến chi phí.

Hãy đến Nha khoa OZE để chúng tôi có cơ hội được chăm sóc cho nụ cười của bạn
Hãy đến Nha khoa OZE để chúng tôi có cơ hội được chăm sóc cho nụ cười của bạn

Tuy nhiên, với những trường hợp cao răng nhiều, cao răng ẩn sâu dưới nướu, hoặc đã gây ra các bệnh lý khác trên răng… yêu cầu bác sĩ phải điều trị tích hợp sẽ được định mức phí dịch vụ khác nhau. Bạn nên đến thăm khám tại phòng khám để bác sĩ tư vấn gói dịch vụ và chi phí phù hợp. 

Để tạo cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, Nha khoa OZE cũng đem đến nhiều chương trình ưu đãi theo từng tháng. Để cập nhật những thông tin mới nhất về khuyến mãi dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 866 108

6. Cách chăm sóc răng miệng để hạn chế cao răng dưới lợi/lợi

Nhiều người lầm tưởng, sau khi lấy cao răng thì tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất. Trên thực tế, cao răng vẫn sẽ quay trở lại nếu bạn không biết cách chăm sóc răng miệng hàng ngày.  

Quy trình chăm sóc răng miệng bao gồm dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa, đánh răng và súc miệng bằng nước muối
Quy trình chăm sóc răng miệng bao gồm dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn thừa, đánh răng và súc miệng bằng nước muối

Bạn có thể phòng tránh cao răng dưới lợi quay trở lại, bạn nên áp dụng một số phương pháp chăm sóc vệ sinh răng miệng dưới đây: 

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch các cặn mềm và mảng bám trên răng. 
  • Sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn: Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn để làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng. 
  • Dùng chỉ nha khoa để hạn chế thức bám vào răng: Nên làm quen sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các vụn thức ăn bị kẹt tại các kẽ răng, tránh việc tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây hại cho răng. 
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tránh sử dụng quá nhiều những loại thực phẩm chứa quá nhiều đường, tinh bột và phẩm màu. 
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá: Không hút thuốc lá hoặc sử dụng quá nhiều rượu bia vì đây là những thói quen gây hại cho răng.
  • Nên thăm khám bác sĩ nha khoa thường xuyên: Thăm khám bác sĩ nha khoa thường xuyên theo định kỳ 4-6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm và loại bỏ các tác nhân gây bệnh cho răng. 

Chăm sóc răng miệng đúng cách rất quan trọng để giữ răng miệng sạch sẽ và hạn chế cao răng dưới lợi. Nếu không may gặp phải tình trạng này, hãy đến Nha khoa OZE để được đội ngũ nha sĩ dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ xử lý, các bạn nhé! 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.