Cao răng độ 2 và cao răng nói chung đều gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, ở giai đoạn này, nếu không chú ý cách vệ sinh, chăm sóc, cao răng sẽ tiến triển lên cấp độ 3 với nhiều hệ lụy về bệnh răng miệng. Tham khảo ngay thông tin về cao răng độ 2 để biết cách khắc phục nhé!
1. Cao răng cấp độ 2 là gì? Có nguy hiểm không?
Cao răng (vôi răng) là những bã cặn cứng và xỉn màu đóng xung quanh chân răng. Chúng là sản phẩm của sự vôi hóa giữa phosphate và carbonate canxi phối hợp với cặn mềm (vụn thức ăn và muối khoáng) hoặc vi khuẩn và các biểu mô tế bào có sẵn trong khoang miệng.
Vôi răng được chia thành 4 cấp độ. Trong đó cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của vôi răng. Từ cấp độ 2 trở đi, vôi răng bắt đầu đóng nhiều và dày cứng hơn, muốn loại bỏ phải cần sự trợ giúp của các bác sĩ nha khoa.
Cao răng độ 2 có màu từ vàng nhạt đến hơi đậm, độ dày nằm trong khoảng 2mm. Vôi răng độ 2 có màu sắc sẫm và dày hơn độ 1. Cao răng lúc này đã có thể nhìn rõ nên nếu không xử lý cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đồng thời, cao răng dính chặt ở kẽ răng cũng gây ra hôi miệng, khiến bạn tự ti trong giao tiếp.

Cao răng cấp độ 2 vẫn có thể gây ra một số bệnh về răng miệng ở cấp độ nhẹ như chảy máu chân răng do nướu bị viêm, viêm họng, viêm amidan, lở miệng do vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong khoang miệng.
Vì vậy, cần xử lý cao răng độ 2 ngay khi mới phát hiện, nhằm ngăn ngừa những hệ quả xấu nêu trên xảy ra.
2. Cao răng độ 2 đã phải lấy chưa?
Trong khi cao răng độ 1 chỉ là những mảng cặn màu vàng nhạt, còn mềm và mỏng, có thể tự xử lý tại nhà thì cao răng độ 2 hoàn toàn là một câu chuyện khác.
Cao răng cấp độ 2 có thể gọi là cao răng cứng vì lúc này chúng đã bám chắc vào răng và rất khó để có thể tự cạo hoặc làm tróc bằng cách chải răng hoặc tác động thông thường. Do đó, bạn cần phải đến các cơ sở nha khoa để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ và dụng cụ chuyên dụng.

Nếu không, cao răng sẽ có cơ hội phát triển lên độ 3, trở nên dày hơn và gây ra nhiều phiền toái cũng như bệnh lý gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng.
>> Có thể bạn quan tâm: “Cao răng cứng, dày và bám chắc – Phải xử lý thế nào?”.
Điều quan trọng luôn cần được nhắc lại. Cao răng độ 2 tuy chưa nguy hiểm nhưng chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho răng miệng. Để điều trị cao răng độ 2, bạn nên chọn các cơ sở nha khoa uy tín nhằm tránh những trường hợp lấy cao răng gây đau, ê buốt hoặc chảy máu xảy ra.
3. Địa chỉ lấy cao răng độ 2 uy tín – Nha khoa OZE
Nha khoa OZE là hệ thống phòng khám nha khoa lâu năm với tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108. Trong hơn 10 năm hoạt động, Nha khoa OZE không ngừng tích lũy kinh nghiệm, đầu tư cả về chất lượng nhân sự lẫn trang thiết bị hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nha khoa OZE tự hào sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, xuất thân từ nhiều trường Đại học Y hàng đầu Việt Nam. Trân quý nhất phải nhắc đến Đại tá Bác sĩ Nguyễn Quý Tuệ, người đã từng giữ chức vị Phó trưởng Phòng Quân y của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam.
Với những ưu thế của mình, nha khoa OZE chắc chắn có thể giúp bạn xử lý cao răng độ 2 hoặc bất cứ cấp độ nào một cách triệt để.
Nha khoa OZE luôn tuân thủ một quy trình chuẩn nhằm hạn chế các sai sót có thể xảy ra, cũng như đảm bảo hiệu quả khi khám và điều trị các bệnh răng miệng cho khách hàng.
- Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ khám tổng thể để biết tình trạng cao của bệnh nhân ở giai đoạn nào nhằm tư vấn hướng điều trị phù hợp.
- Vệ sinh răng miệng: Làm sạch răng miệng trước khi lấy cao răng nhằm loại bỏ các vi khuẩn. Đồng thời, đảm bảo môi trường vô trùng khi lấy cao răng.
- Thực hiện lấy cao răng: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng dưới sự hỗ trợ của dụng cụ y khoa chuyên dụng.
- Đánh bóng răng: Sau khi được lấy cao răng độ 2 sẽ có thể xuất hiện các góc cạnh bén nhọn. Bác sĩ sẽ đánh nhẵn mịn bề mặt răng, sau đó đánh bóng bằng kem đánh bóng để giúp răng đẹp và sáng hơn.
- Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn vệ sinh răng miệng: Kiểm tra lại một lần nữa nhằm chắc chắn răng đã sạch hẳn cao răng. Sau đó, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng tại nhà đúng cách nhằm hạn chế tối đa tình trạng cao răng quay lại.
Nha khoa OZE hiện đang cung cấp dịch vụ lấy cao răng với mức giá vô cùng ưu đãi – CHỈ 30.000 ĐỒNG! Đây là mức giá thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung hiện nay. Tuy vậy, chất lượng dịch vụ vẫn luôn được Nha khoa OZE duy trì ở mức tuyệt hảo nhằm mang đến sự trải nghiệm hài lòng nhất cho mỗi khách hàng.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0866 866 108 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ lấy cao răng độ 2 hoặc bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe răng miệng.
Phục vụ tham khảo: Bảng giá dịch vụ lấy cao răng nha khoa OZE
4. Những việc cần làm để chăm sóc răng phòng ngừa cao răng
Để hạn chế cao răng quay trở lại, bên cạnh việc lấy cao răng định kỳ tại nha khoa, bạn cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và một chế độ ăn lành mạnh.
4.1. Chăm chỉ vệ sinh răng miệng
Đánh răng là cách loại bỏ các cặn mềm bám trên răng một cách hữu hiệu nhất. Bạn nên chải răng đều đặn, thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày để có thể giữ cho răng được sạch sẽ.

Ngoài ra, các thức ăn thừa bị kẹt ở kẽ răng sẽ bị vi khuẩn phân giải ra các acid và chất độc gây hại cho men răng. Vì thế, bạn có thể phối hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa bị dính ở kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch được.
Làm sạch chưa đủ, bạn vẫn nên sử dụng kèm theo nước súc miệng sau mỗi lần đánh răng để diệt khuẩn. Phối hợp các biện pháp vệ sinh răng miệng là cách để giữ cho răng sạch sẽ hiệu quả mà bạn nên lưu ý thực hiện tại nhà.
4.2. Có chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống lành mạnh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể, kể cả răng miệng.
Bạn không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa chất đường và tinh bột. Vào ban đêm khi tuyến nước bọt bị hạn chế hoạt động, các vi khuẩn có lợi trong nước bọt không đủ nhiều để ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại.

Các loại đồ ăn và thức uống có màu như cà phê, thuốc lá… được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều. Những loại này có khả năng bám màu mạnh, khi sử dụng nhiều có thể làm răng xỉn màu hoặc hoen ố gây mất thẩm mỹ.
Bạn nên đặt sự lưu ý lớn dành cho thuốc lá. Khói thuốc có tính bám trú mạnh, chúng tích tụ trên răng và tạo thành những lớp chắc chắn, lâu dần kết hợp với mảng bám tạo nên cao răng. Cao răng nhiễm khói thuốc bị xỉn màu nặng, trở nên vàng nâu, thậm chí chuyển sang đen, gây xấu xí cho người bệnh.
4.3. Thăm khám răng định kỳ
Cao răng độ 2 sau khi được cạo bỏ vẫn có thể quay trở lại sau một thời gian. Vì thế, bên cạnh việc tự vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn nên thường xuyên thăm khám tại các cơ sở nha khoa để được kiểm tra và chăm sóc răng miệng hiệu quả.

Không chỉ vôi răng mà còn có rất nhiều bệnh lý khác có thể gây tổn hại cho sức khỏe răng miệng. Do đó việc khám răng định kỳ còn có tác dụng để theo dõi sức khỏe của răng nhằm sớm phát hiện những chi tiết bất thường hoặc bệnh lý để xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cao răng độ 2 mà Nha khoa OZE gửi đến bạn. Chỉ khoảng 2 phút gọi điện đến Hotline: 0866 866 108, Nha khoa OZE sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Hãy để chúng tôi được đồng hành cùng khách hàng trên hành trình chăm sóc sức khỏe răng miệng!