Cao răng là tình trạng xuất hiện phổ biến gây nên nhiều rắc rối cho sức khỏe răng miệng. Vậy cao răng có mấy cấp độ? Cách phân biệt những cấp độ của cao răng như thế nào và xử lý chúng ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau để cùng tìm ra câu trả lời bạn nhé!
1. Cao răng có mấy cấp độ?
Cao răng hình thành do sự vôi hóa các mảng bám trên răng. Nếu không được xử lý kịp thời, cao răng sẽ dần tích tụ nhiều hơn và trở nên dày hơn, không chỉ làm xỉn màu răng mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Dựa theo mức độ phát triển của cao răng mà người ta chia chúng thành 4 loại, bao gồm:
1.1. Cao răng cấp độ 1
Cao răng cấp độ 1 là giai đoạn hình thành sơ khai của cao răng. Vôi răng độ 1 có màu vàng nhạt pha trắng nhẹ, khá giống với màu răng nên nếu không quan sát kỹ sẽ rất khó phát hiện ra.
Độ cứng của cao răng độ 1 chưa cao. Nếu phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý ngay tại nhà bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng.

Vì ở thời điểm mới hình thành nên mức độ xỉn màu gần như chưa rõ ràng, cũng không quá ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chưa gây ra nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên nếu phát hiện vôi răng độ 1, bạn vẫn nên lưu ý loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Nếu để cao răng độ 1 phát triển lên mức độ cao hơn sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.
1.2. Cao răng cấp độ 2
Cao răng cấp độ 2 đã có thời gian tích tụ nên mật độ của chúng trên răng trở nên dày hơn, có thể lên đến 2mm.
Bạn có thể phát hiện ra chúng với những mảng có màu vàng nhạt trên răng, cứng chắc và rất khó để có thể tự cạo hoặc làm bong tróc chúng tại nhà bằng các biện pháp thông thường.

Ở giai đoạn này, cao răng cấp độ 2 chưa gây ra nhiều tác hại về bệnh lý cho răng, chủ yếu tạo cảm giác khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
1.3. Cao răng cấp độ 3
Vôi răng lúc này đã rất dễ phát hiện. Ở cấp độ 3, cao răng dày, xỉn màu nặng và chuyển sang màu vàng đến vàng sậm, bám rất nhiều trên bề mặt răng.
Thông thường, vôi răng sẽ xuất hiện ở bề mặt trong của răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trong giai đoạn cao răng độ 3, các mảng bám có thể xuất hiện ngay cả mặt ngoài của răng.

Cao răng độ 3 gây ra nhiều bệnh lý cho răng miệng, điển hình như: hôi miệng, sâu răng, nha chu… Vôi răng lan sâu xuống vùng chân răng và mép lợi còn có thể gây nên các chứng viêm nướu/lợi, sưng nướu, chảy máu chân răng…
Lúc này vôi răng độ 3 đã gây hại đến sức khỏe răng miệng cho khách hàng, vì thế cần được xử lý ngay. Nếu chậm trễ, vôi răng có thể phát triển đến cấp độ 4 và tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.4. Cao răng cấp độ 4
Đây là giai đoạn nặng nhất của cao răng. Lúc này vôi răng chuyển từ vàng sẫm xuống đen. Nếu nhìn vào người bệnh có cao răng độ 4 sẽ thấy các mảng tối màu bám trên răng, nhiều trường hợp nặng, vôi răng có thể lan xuống vùng nướu và gây nên cao răng dưới nướu.
Vôi răng cấp 4 đã có thời gian bám lâu ngày trên răng, chúng ăn mòn lớp men răng và sâu vào ngà răng nên đa số những người bệnh đến giai đoạn này đều mắc chứng sâu răng và nhiều bệnh lý về răng miệng.
Nguy hiểm hơn đối với các trường hợp cao răng xuất hiện dưới nướu, chúng gây nên các chứng viêm nướu/lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng… Tình trạng bệnh nặng có thể làm răng bị mòn và dễ nứt vỡ, mất răng… Thậm chí nguy hiểm hơn, chúng có thể ăn mòn dần đến xương hàm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Thời gian để vôi răng phát triển đến cấp độ 4 cần một quá trình, nên trong thời gian này chúng đã có thể gây ra nhiều bệnh răng miệng. Vì thế, bạn nên xử lý ngay lập tức vôi răng khi phát hiện nhằm phòng tránh những nguy hiểm tiềm ẩn mà tình trạng này có thể mang lại.
2. Hướng dẫn xử lý cao răng theo từng cấp độ
Thông thường 15 – 30 phút sau khi ăn sẽ xuất hiện một mảng bám mỏng trên răng. Nếu răng không được vệ sinh và giữ sạch sẽ, các mảng bám này sẽ có cơ hội phát triển thành vôi răng dưới tác động của các vi khuẩn và hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt.
Vì thế, giữ vệ sinh răng miệng thật tốt chính là cách phòng ngừa vôi răng hiệu quả nhất.
2.1. Vệ sinh răng miệng và chú ý sinh hoạt
Phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách và chú ý sinh hoạt có tác động nhiều nhất đối với cao răng cấp độ 1.
Lớp vôi răng xuất hiện mỏng và ít, có thể tự giải quyết tại nhà. Làm sạch răng miệng trong thời điểm này có thể giúp loại bỏ cao răng. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng có thể giúp ngăn ngừa cao răng xuất hiện và phát triển một cách hiệu quả.

Những việc làm cần được thực hiện:
- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày: Nên đánh răng sau khi ăn 30 phút, khi thức dậy và trước khi đi ngủ để đảm bảo bề mặt răng luôn được sạch sẽ.
- Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng sau khi đánh răng để tăng cường hiệu quả diệt khuẩn, giúp làm sạch răng miệng và hạn chế mùi hôi hiệu quả.
- Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn: Sau khi ăn cần vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ các cặn thức ăn dính ở kẽ răng, nơi mà bạn không thể làm sạch với bàn chải.
- Hạn chế ăn đồ đường, bột vào buổi tối: Việc này giúp tránh sâu răng vì dù nước bọt có tính diệt khuẩn nhưng được tiết rất ít vào ban đêm. Đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn hoạt động gây hại bằng cách phân giải các cặn thức ăn còn bám sót trên răng và giải phóng các hợp chất acid làm hỏng men răng và gây sâu răng.
- Hạn chế đồ dùng có màu như cà phê, trà: Tính bám màu mạnh của các loại thực phẩm này có thể làm răng xỉn màu. Nếu răng đã xuất hiện cao răng có thể nhiễm màu nhanh hơn, gây mất thẩm mỹ.
- Hạn chế hút thuốc: Khói thuốc có thể bám trên răng và làm nghiêm trọng hơn tình trạng vôi răng. Khói thuốc bám lâu ngày trên răng làm răng xỉn màu vàng ố, thậm chí đen xỉn rất xấu xí.
2.2. Áp dụng một số cách tẩy cao răng tại nhà
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp tẩy cao răng tại nhà để giúp loại bỏ các lớp vôi bám khó chịu.
Các biện pháp tẩy vôi răng tại nhà phù hợp với khách hàng có cao răng độ 1 và 2. Các mảng bám chưa xuất hiện quá nhiều, độ dày chưa cao, nên có thể sử dụng các phương pháp tẩy cao răng với các nguyên liệu từ dân gian ngay tại nhà.

Một số cách tẩy cao răng tại nhà mà bạn có thể tham khảo như:
- Dùng chanh tẩy cao răng: Thành phần chính của cao răng gồm phosphate và carbonate canxi, khi gặp acid trong nước chanh sẽ phản ứng và mất liên kết trong cấu trúc, làm chúng rời rạc và dễ bong tróc.
- Dùng Baking Soda tẩy cao răng: Muối nở hay Baking Soda là chất có tính mài mòn với đặc tính của các gốc -OH. Khi gặp vôi răng, chúng sẽ phản ứng làm giải phóng CO2 và phá hủy cấu trúc muối cacbonat canxi của chúng.
- Dùng muối tẩy cao răng: Muối có tính sát khuẩn cao nên từ xưa đã được sử dụng để làm sạch răng miệng. Muối có thể diệt các vi khuẩn và hạn chế sự phát triển của vôi răng. Bạn có thể sử dụng muối kèm theo các nguyên liệu khác: giấm, kem đánh răng… hoặc các chất có tính mài mòn để làm sạch vôi răng tốt hơn.
- Dùng dầu dừa tẩy cao răng: Dầu dừa có tác dụng ức chế nhóm vi khuẩn streptococcus mutans và candida albicans… gây hại cho răng miệng. Dùng dầu dừa để vệ sinh răng miệng mang lại hiệu quả làm sạch vôi răng khá tốt. Bạn cũng có thể kết hợp hợp dầu dừa với một số nguyên liệu khác để nhân đôi hiệu quả phòng cao răng.
Bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp tẩy cao răng và việc giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đạt hiệu quả làm sạch răng miệng tốt hơn.
2.3. Lấy cao răng tại cơ sở nha khoa uy tín
Trên thực tế, với mọi cấp độ của cao răng thì phương pháp lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa đều phù hợp. Tính hiệu quả cũng như thời gian thực hiện của việc lấy cao răng tại nha khoa không cần bàn cãi.

Để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ, Nha khoa OZE đem đến quy trình lấy cao răng đạt chuẩn gồm 5 bước dưới đây:
- Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ khám tổng quát răng miệng để nắm rõ tình trạng cao răng của bệnh nhân. Từ đó, đề xuất phương pháp xử lý thích hợp.
- Vệ sinh răng miệng: Khoang miệng được làm sạch nhằm đảm bảo môi trường sạch khuẩn trước khi lấy cao răng.
- Tiến hành lấy cao răng: Cao răng sẽ được bác sĩ loại bỏ dưới sự hỗ trợ của các dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
- Đánh bóng răng: Đánh bóng và làm mịn bề mặt răng sau khi lấy sạch cao răng.
- Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Bác sĩ tái kiểm tra nhằm đảm bảo vôi răng đã được làm sạch, sau đó tư vấn khách hàng chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà nhằm tránh cao răng quay lại.
Sau khi cao răng được loại bỏ, bạn vẫn cần giữ vệ sinh răng miệng thật tốt để tránh vôi răng có thể xuất hiện trở lại. Thông thường, bạn có thể tái mắc cao răng sau 3 – 6 tháng. Vì thế, đây là khoảng thời gian tái khám lấy vôi răng được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng.

Nhằm hạn chế tối đa tình trạng ê buốt, chảy máu khi lấy cao răng, quý khách nên tìm chọn những cơ sở nha khoa lớn với nhiều hệ thống như Nha khoa OZE. Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nha chăm sóc răng miệng và nha khoa thẩm mỹ, OZE tự tin giúp bạn sở hữu hàm răng đều màu, sạch vôi răng.
Dịch vụ lấy cao răng của OZE có chi phí chỉ 30k/lần với tình trạng cao răng nhẹ. Tùy vào tình trạng của khách hàng sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương án điều trị cao răng. Chi tiết về dịch vụ, quý khách vui lòng truy cập các địa chỉ sau:
- Hotline: 0866 866 108
- Email: ozedental@gmail.com
- Website: https://nhakhoaoze.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhakhoaoze.vn
Câu hỏi Cao răng có mấy cấp độ đã được Nha khoa OZE trả lời cụ thể qua bài viết. Dù ở cấp độ nào, quý khách hàng vẫn nên xử lý cao răng bám trên răng để tránh những hệ lụy sau này!