Cứ để cao răng có ăn được không?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
29/05/2022
Lần cập nhật cuối:
10/04/2023
Số lần xem:
191

Cao răng có ăn được không hay nếu không lấy cao răng mà lỡ ăn phải thì có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của người bị cao răng dày. Qua bài viết này, Nha khoa OZE sẽ giải đáp giúp quý khách hàng! 

1. Cứ để cao răng thì có ăn được không?

Về cơ bản, cao răng là lớp cặn vôi bám trên răng, hình thành do sự vôi hóa cặn mềm. Chúng hoàn toàn không gây cản trở gì đến hoạt động cắn và nhai khi ăn uống. 

Tuy nhiên nếu để cao răng tích tụ lâu ngày không xử lý, chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng. Lúc này, chúng mới thực sự gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của khách hàng. 

Cao răng là những mảng bám xỉn màu hoặc vàng ố trên bề mặt răng
Cao răng là những mảng bám xỉn màu hoặc vàng ố trên bề mặt răng

Những tác hại thường thấy của vôi răng là gây ra các bệnh viêm nhiễm như viêm nướu, viêm lợi, đau nhức chân răng… Nếu tình trạng bệnh kéo dài, các vi khuẩn có trong cao răng còn có thể gây sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… thậm chí làm mất răng và dẫn đến tiêu giảm xương hàm.

Cao răng được chia thành 4 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1 – 2 là cấp độ nhẹ nhất, lúc này lớp mảng bám còn mềm và nhạt màu và có thể dễ dàng tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, cấp độ 3 – 4 cần chú ý đặc biệt vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nên các bệnh răng miệng nguy hiểm.  

2. Một số ảnh hưởng khác của cao răng ngoài ăn uống

Biến chứng tụt lợi từ việc xử lý cao răng muộn
Biến chứng tụt lợi từ việc xử lý cao răng muộn

Nếu không được xử lý, cao răng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống mà còn gây ra nhiều phiền toái và nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng:  

  • Mất thẩm mỹ, hôi miệng: Khi chúng cao răng hoạt động sẽ phân giải ra nhiều hợp chất chứa gốc sulfur là nguyên nhân chính gây ra những mùi khó chịu trong hơi thở. Đồng thời, các mảng bám xỉn màu cũng khiến bạn tự ti khi giao tiếp. 
  • Gây viêm lợi, viêm nha chu: Vôi răng bám quá nhiều trên răng sẽ lan xuống vùng chân răng và mép lợi, lâu dần lấn sâu vào phía trong nướu. Vi khuẩn trên vôi răng sản sinh ra nhiều độc tố có hại, tiếp xúc lâu ngày khiến nướu bị thương tổn gây viêm, sưng tấy và đau nhức. 
  • Ảnh hưởng đến tủy răng: Việc không loại bỏ mảng bám dẫn đến sâu răng. Nếu không trám lại răng bị sâu, vi khuẩn sẽ ăn vào tủy. Bên cạnh đó, tình trạng viêm ở nướu (hoặc viêm các tổ chức xung quanh răng) kéo dài cũng có thể gây ra tình trạng viêm tủy. 
  • Tụt lợi, tiêu xương, mất răng: Vôi răng phát triển mạnh, lan xuống dưới chân răng, đẩy tụt lợi, làm suy yếu chân răng và rụng răng. Tại vị trí mất răng, nếu vẫn không có biện pháp xử lý sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương, thay đổi kết cấu răng và ảnh hưởng đến răng kế cạnh. 

3. Giải quyết tình trạng cao răng thế nào?

Để giữ cho răng miệng khỏe mạnh và phòng ngừa cao răng hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau:

3.1. Chú ý tới sinh hoạt và chăm sóc răng

Giữ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ để hạn chế thấp nhất sự xuất hiện của các mảng bám trên răng bằng những thói quen đơn giản hàng ngày. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch bề mặt răng. 

Đánh răng là biện pháp giữ vệ sinh răng miệng không thể bỏ qua 
Đánh răng là biện pháp giữ vệ sinh răng miệng không thể bỏ qua

Đồng thời, hãy duy trì thói quen sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa bị kẹt ở kẽ răng. Đây là những khu vực mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được. Cuối cùng, đừng quên súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để phòng tránh vi khuẩn còn tồn đọng. 

Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một điều nên được lưu ý nếu muốn cơ thể khỏe mạnh. 

Hãy hạn chế tối đa các thức ăn nhiều đường và tinh bột, nhất là vào buổi tối để phòng ngừa sâu răng. Vì ban đêm nước bọt tiết ra ít là thời cơ tốt cho vi khuẩn có lợi hoạt động, khi chúng phân giải chất đường và tinh bột sẽ tiết ra các hợp chất acid làm hỏng men răng, lâu dần gây sâu răng. 

Cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có màu ra khỏi thực đơn hàng ngày 
Cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ đồ uống có màu ra khỏi thực đơn hàng ngày

Bạn nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều chất bám màu như cà phê, thức uống có ga… để hạn chế xỉn màu răng. Ngoài ra, tránh xa thuốc lá, vì khói thuốc bám rất chặt lên răng và lớp vôi răng, làm chúng ngày càng dày hơn, xỉn màu hơn và nhất là vô cùng mất thẩm mỹ.  

3.2. Áp dụng một số biện pháp tẩy cao răng tại nhà

Lấy cao răng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên cũng là cách hay để loại bỏ các mảng bám. Phương pháp này thích hợp với tình trạng cao răng nhẹ.

3.2.1. Tẩy cao răng tại nhà bằng Baking Soda

Bột Baking Soda có tính kiềm với nhiều gốc -OH, khi tiếp xúc với các hợp chất có tính acid trên mảng vôi răng sẽ sinh ra phản ứng, giải phóng CO2 và các gốc tự do, làm cấu trúc của cao răng trở nên lỏng lẻo và dễ dàng bị đánh bật ra khỏi bề mặt răng.

Baking Soda tẩy sạch cao răng được nhiều khách hàng tin tưởng
Baking Soda tẩy sạch cao răng được nhiều khách hàng tin tưởng

Bạn có thể trộn đều ½ muỗng cà phê với một ít nước ấm, khuấy loãng. Sau đó thoa hỗn hợp này lên răng, nhất là phần cổ răng và chân nướu, thực hiện chà sát nhẹ trong vài phút rồi súc miệng sạch sẽ lại với nước.

Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này tối đa 2 lần/tuần là thích hợp. Nếu lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài có thể làm mòn đi lớp men răng.

3.2.2. Tẩy cao răng bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều hợp chất Streptococcus có tác dụng bảo vệ răng miệng rất tốt. Các hợp chất này có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn liên cầu – một trong những tác nhân sinh ra acid có hại cho răng. Từ đó, sử dụng dầu dừa thường xuyên có thể giúp làm sạch cao răng và hạn chế sâu răng.

Dầu dừa có thể sử dụng bằng cách 2 cách: súc miệng bằng dầu dừa hoặc dùng bàn chải chải trực tiếp lên răng
Dầu dừa có thể sử dụng bằng cách 2 cách: súc miệng bằng dầu dừa hoặc dùng bàn chải chải trực tiếp lên răng

Một trong những cách sử dụng dầu dừa đơn giản nhất là dùng 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa để ngậm và súc miệng, thực hiện 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần ngậm từ 10 – 15 phút. Sau đó, đánh răng và súc miệng lại bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.

Sử dụng dầu dừa làm sạch cao răng có thể thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần khi cao răng xuất hiện nhiều. Sau đó, giảm xuống 1 – 2 lần/tuần nếu cao răng ít xuất hiện hơn.

3.3. Lấy cao răng tại cơ sở nha khoa uy tín

Các biện pháp dân gian mặc dù có thể mang lại công dụng sạch cao răng, nhưng kết quả khá chậm và có thể gây hại ngược lại nếu sử dụng không đúng cách. Để khắc phục cao răng triệt để, nên sử dụng dịch vụ lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa uy tín như OZE.

Lấy cao răng tại Nha khoa OZE không chỉ làm sạch răng mà còn hạn chế các bệnh răng miệng nguy hiểm. Chính vì vậy, Nha khoa OZE là địa chỉ lấy cao răng uy tín hàng đầu cả nước.

Chúng tôi sở hữu quy trình lấy cao răng đạt chuẩn với 5 bước cụ thể như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ kiểm tra cao răng của khách ở cấp độ mấy và đề xuất phương pháp chữa trị phù hợp. 
  • Bước 2 – Vệ sinh răng miệng: Làm sạch khoang miệng để đảm bảo môi trường vô trùng khi lấy cao răng. 
  • Bước 3 – Tiến hành lấy cao răng: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để loại bỏ cao răng.  
  • Bước 4 – Đánh bóng răng: Dùng chổi và thuốc đánh bóng để làm nhẵn mịn và tăng độ trắng sáng cho răng. 
  • Bước 5 – Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Bác sĩ kiểm tra để đảm bảo cao răng hoàn toàn được làm sạch. Sau đó hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà. 

Sự chỉn chu trong quy trình giúp Nha khoa OZE loại bỏ triệt để vôi răng chỉ trong một lần điều trị, quá trình thực hiện nhanh chóng, không đau và không biến chứng! 

cao răng có ăn được không thì chăm sóc răng miệng đúng cách là việc cần thiết để mỗi người có thể tự bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc về tình trạng lấy cao răng hoặc muốn đặt lịch kiểm tra, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0866 866 010 để được hỗ trợ cụ thể! 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.