Cao răng bị hôi miệng – Có thật vậy không? Bởi trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân khiến vùng miệng không được thơm tho. Để biết được đáp án chính xác, hãy cùng Nha khoa OZE lần lượt tìm hiểu vấn đề này nhé!
1. Cao răng có phải là nguyên nhân hôi miệng
Những mảng bám thức ăn thừa trên răng, theo thời gian trở nên cứng, vôi hóa và không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường. Chúng chính là cao răng. Vi khuẩn tập trung tại cao răng, bám trú lâu ngày dẫn đến mùi hôi khó chịu.
Có thể khẳng định, cao răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, để loại bỏ hơi thở có mùi, trước hết cần làm sạch cao răng. Đây cũng là bước đầu tiên cần thực hiện trong quá trình bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nếu không chịu lấy cao răng, tình trạng hôi miệng vẫn tiếp tục kéo dài. Lớp cao răng dày lên, vi khuẩn cũng có môi trường để sinh sôi và phát triển gây ra hiện tượng cao răng đen, chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, tụt lợi, thậm chí là mất răng.
>> Xem thêm: Lấy cao răng có hết hôi miệng không?
2. Một số nguyên nhân dẫn tới hôi miệng khác

Bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ việc không lấy cao răng, hôi miệng còn đến từ các nguyên nhân khác như:
- Vệ sinh răng miệng kém: Thói quen sau khi ăn không đánh răng, không sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng… khiến thức ăn tồn đọng trong khoang miệng. Chúng phản ứng với nước bọt tạo ra hợp chất chất lưu huỳnh gây mùi khó chịu cho hơi thở.
- Viêm lợi, viêm nha chu: Các bệnh viêm lợi, viêm nha chu khiến chân răng bị chảy máu và gây mùi tanh trong khoang miệng. Nếu tình trạng không được điều trị dứt điểm, hơi thở ngày càng có mùi khó chịu.
- Do sâu răng, viêm tủy: Khi răng bị sâu, men răng bị vi khuẩn tấn công vào bên trong, phá hủy lớp mô răng gây viêm tủy, viêm chân răng từ đó dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
- Do một số bệnh lý khác: Khi bị viêm xoang, amidan… dịch nhầy sẽ đẩy từ mũi xuống khoang miệng. Chúng đem theo vi khuẩn, virus tấn công khiến hơi thở, đường hô hấp có mùi tanh khó chịu.
3. Gợi ý 4 giải pháp cải thiện tình trạng hôi miệng
Khi phát hiện tình trạng hôi miệng, bạn có thể tham khảo 4 giải pháp cải thiện hơi thở sau đây:
3.1. Lấy cao răng
Như đã phân tích, do cao răng là một trong những tác nhân gây hôi miệng. Do đó, việc lấy cao răng là biện pháp ngăn ngừa và loại bỏ hôi miệng cần thực hiện.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nha khoa mở dịch vụ lấy cao răng, nhưng để xác định sự uy tín thì Nha khoa OZE là một địa chỉ nên lưu tâm. Chỉ từ 30.000 đồng cho 1 lần làm sạch cao răng, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ lấy cao răng bằng công nghệ sóng siêu âm tiên tiến.
Đặc biệt, Nha khoa OZE còn sở hữu đội ngũ nha sĩ có chuyên môn giỏi trong việc làm sạch cao răng cho khách hàng. Vì vậy, bạn có thể an tâm về quy trình, dịch vụ của OZE. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ lấy cao răng Nha khoa OZE, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0866 866 108
- Email: ozedental@gmail.com
- Website: https://nhakhoaoze.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhakhoaoze.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPP
3.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Lấy cao răng giúp bạn giảm mùi hôi miệng nhưng nguy cơ cao răng quay lại vẫn rất cao. Chính vì thế, bạn cần điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để ngăn cao răng quay lại.

Khi đánh răng, bạn cần đánh nhẹ nhàng mặt trong và mặt ngoài răng theo chiều dọc của đường nướu răng để loại bỏ mảng bám.
Sau đó, chải lưỡi từ trong ra ngoài. Việc chú ý thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng/lần cũng cần ghi nhớ để đảm bảo lông chải ở trạng thái tốt nhất để vệ sinh răng.
3.3. Ăn kẹo cao su, dùng nước súc miệng
Để giảm hôi miệng nhanh chóng, bạn có thể sử dụng các loại kẹo cao su có hương thơm bạc hà. Đây là cách thức “chữa cháy” nhanh nhất nếu bạn muốn xử lý mùi hôi trong khoang miệng.

Tuy vậy, biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời trong các trường hợp hôi miệng nhẹ, hơi thở có mùi khó chịu do hút thuốc lá hoặc ăn hành tỏi, các loại mắm. Đối với các trường hợp nặng, bạn nên đến Nha khoa OZE để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
3.4. Hạn chế ăn đồ có mùi
Để hơi thở thơm mát dài lâu bạn cần hạn chế các loại đồ ăn có mùi nặng như quế, tỏi, rau mùi, mù tạt, thuốc lá… Đây là những đồ khi ăn, dù dùng kẹo cao su vẫn rất khó lấn át được mùi hôi trong khoang miệng.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các sản phẩm từ sữa và phô mai vì các vi khuẩn trên răng sẽ tác động với các axit amin có trong sữa và chế phẩm từ sữa. Do đó, mùi Sulfur khó chịu do vi khuẩn kỵ khí phân giải ngày càng tạo ra nhiều và gây mùi hôi ở khoang miệng.
3.5. Thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng và sức khỏe
Để giảm và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng, bạn cần thăm khám nha khoa & sức khỏe định kỳ. Việc này giúp bạn phát hiện sớm các bệnh trào ngược dạ dày, hội chứng mùi cá ươn, tiểu đường… – Một trong những nguyên nhân khiến mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
Bên cạnh đó, bạn nên lấy cao răng định kỳ 3 đến 6 tháng/lần để khoang miệng luôn sạch sẽ. Do môi trường răng miệng không có chỗ cho vi khuẩn trú ngụ nên hơi thở không còn nặng mùi, bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc cao răng bị hôi miệng thật không. Tuy chỉ là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhưng bạn cũng cần đặc biệt lưu tâm để loại bỏ. Và đừng quên, liên hệ với Nha khoa OZE để được hỗ trợ lấy cao răng chất lượng nhé!