Cao răng ăn mòn chân răng dẫn đến hiện tượng răng bị ê buốt, khó chịu khi nhai. Đây đã phải nhận định đúng hay chỉ là những lời đồn, truyền miệng vô căn cứ? Cùng tham khảo ý kiến từ đội ngũ chuyên gia của Nha khoa OZE nhé!
1. Mòn chân răng là thế nào?
Mòn chân răng hay còn được gọi là tiêu chân răng hình chêm là hiện tượng mất đi lớp men răng ở cổ răng. Vùng cổ răng xuất hiện những lõm sâu hình chữ V ngược ở mặt ngoài răng, sát bờ lợi. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở những răng hàm nhỏ số 4, số 5, số 6 và răng cửa.
Mòn chân răng đa số bắt gặp ở thanh niên hoặc trung niên trở lên, không gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là ê buốt chân răng khi ăn đồ ăn cay nóng hoặc lạnh.

Ngoài ra, người bệnh thường xuyên bị ê nhức khi đánh răng hoặc nước súc miệng. Có nhiều trường hợp khu vực răng bị mòn chân răng trở nên sưng viêm, đau nhức răng vô cùng khó chịu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến gãy ngang cổ chân răng, bắt buộc phải nhổ bỏ và trồng răng mới.
Bệnh mòn cổ chân răng không chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng mà còn khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Không chỉ vậy, những cơn ê buốt, đau nhức, vệ sinh trở nên khó khăn, ăn uống bất tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt.
2. Bị mòn chân răng có phải do cao răng
Cao răng là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối Calcium Phosphate trong nước bọt, càng để lâu cao răng càng cứng và ăn sâu xuống lợi. Không lấy mảng bám thường xuyên là một nguyên nhân dẫn tới việc cao răng ăn đẩy tụt lợi xuống, gây hở cổ chân răng.

Cao răng không gây ăn mòn chân răng mà chỉ làm tụt lợi gây hở cổ chân răng. Khi bị tụt lợi, phần chân răng lộ ra ngoài, không được bảo vệ và rất dễ bị bào mòn bởi acid tự nhiên có trong nước bọt, các thực phẩm ăn uống hàng ngày và vi khuẩn.
Nguyên nhân chính gây mòn cổ răng là do sai lệch khớp cắn. Điểm chịu lực trên các răng bị mòn. Khu vực cổ răng là chỗ chuyển tiếp hướng lực từ mặt nhai xuống, gây bóc tách các lớp men, cement ở vùng cổ răng mòn cổ răng. Đó là lý do vì sao cổ răng bị mòn.
3. Những nguyên nhân khác khiến mòn chân răng

Cao răng không phải là toàn bộ nguyên nhân dẫn đến cổ răng bị mòn, còn có rất nhiều nguyên nhân khác tác động làm bạn dễ mắc tình trạng này:
- Sang chấn khớp cắn: Nó dẫn đến sai lệch ở răng và khớp hàm làm cản trở quá trình ăn. Đồng thời, tình trạng lệch khớp cắn sẽ phá vỡ các trụ men vùng cổ chân răng – phần mỏng nhất của răng. Quá trình ăn nhai lặp đi lặp lại dẫn đến phần cổ chân răng ngày càng bị tổn thương trong đó có mòn chân răng.
- Đánh răng sai cách: Việc chải răng ngang, sử dụng lực mạnh, lông bàn chải to và cứng, kết hợp cùng kem đánh răng không tốt, chứa nhiều chất mài mòn men răng cũng góp phần gây nên tình trạng này.
- Thiểu sản men răng: Nhiều người bẩm sinh đã gặp phải tình trạng men răng thiểu sản, bị mất cấu trúc nâng đỡ của khung cấu trúc bên dưới. Càng ngày vị trí thiểu sản men răng càng bị mất chất gây ra các tổn thương đến cấu trúc răng như răng bị vỡ, làm lộ ngà răng, mòn cổ chân răng…
- Vấn đề bệnh lý: Tỷ lệ những người mắc bệnh về trào ngược dạ dày bị mòn chân răng cao hơn so với người bình thường. Lý do đến từ việc trào ngược sẽ tăng axit trong khoang miệng, tiếp xúc với men răng nhiều sẽ phá hủy men răng gây mòn răng.
- Ăn uống đồ có chứa Axit: Những loại thực phẩm có tính axit như cam, chanh, kim chi, cà muối… rất có hại cho răng. Do hàm lượng axit cao làm mất đi chất khoáng của răng khiến mòn lớp men răng ở chân và ngà răng.
4. Xử lý mòn chân răng thế nào

Mòn cổ chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều phiền toái và khó chịu. Tùy vào nguyên nhân và mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ được chỉ định xử lý các phương pháp khác nhau. Cụ thể:
- Đối với mòn chân răng nhẹ: Phần chân răng ăn mòn chưa vào tủy bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hàn răng để làm đầy vùng răng bị khuyết. Phương pháp này hiệu quả, ít tốn kém và tiết kiệm thời gian.
- Đối với mòn chân răng nặng: Lúc này, tình trạng bệnh đã ảnh hưởng sâu vào tủy răng do đó người bệnh cần được chữa tủy răng bị khuyết và tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như đảm bảo ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Trong trường hợp mòn chân răng được phát hiện do sai lệch khớp cắn. Bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng để thiết lập lại khớp cắn đúng.
Bệnh mòn cổ răng dù được điều trị một cách an toàn, triệt để nhưng tốt nhất bạn vẫn nên phòng tránh ngay từ đầu. Bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh các đồ ăn nhiều axit, sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor. Đặc biệt, bạn hãy tạo thói quen lấy cao răng và đi khám răng thường xuyên 3 – 6 tháng/lần.

Hơn 10 năm kinh nghiệm, Nha khoa OZE đã thực hiện những case lấy cao răng trên địa bàn thành phố. Bạn sẽ được thăm khám, tư vấn và thực hiện lấy cao răng nhanh chóng, an toàn. Đừng quên lưu lại liên hệ đến OZE để được bác sĩ hỗ trợ dịch vụ lấy cao răng:
- Hotline: 0866 866 108
- Email: ozedental@gmail.com
- Website: https://nhakhoaoze.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Nhakhoaoze.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPPf8BgLZZMmvkny8paz4MQ
Cao răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ chân răng bị mài mòn. Vì thế, có thể khẳng định, nếu không lấy cao răng sẽ sinh ra hiện tượng cao răng ăn mòn chân răng. Hãy chú ý đến tình hình sức khỏe răng miệng của mình để bạn cảm thấy tự tin hơn và an tâm hơn!