Bị mẻ răng có sao không? Cách khắc phục bằng cách nào?

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
22/12/2019
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
800

Răng bị mẻ có thể dẫn đến các hiện tượng đau nhức và ê buốt đặc biệt là trong quá trình ăn uống. Nếu như phục hồi răng bị mẻ không được thực hiện ngay sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Vậy thì mẻ răng là gì? Có cách nào khắc phục tình trạng bị mẻ này hay không? Cùng theo dõi bài viết sau của Nha khoa Oze để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Mẻ răng là gì?

Mẻ răng, mẻ răng cửa, mẻ răng hàm hay mẻ răng cửa hàm trên là một trong những tình trạng phần men răng của bạn bị hư hỏng do các va đập hoặc do té ngã dẫn đến cấu trúc răng bị mẻ và vỡ đi một phần. Hiện tượng này thường xảy ra ở đỉnh răng hoặc vùng cạnh cắn khiến cho răng của bạn trở nên sắc nhọn, lởm chởm, gây mất thẩm mỹ… Điều này có thể khiến cho các mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến mẻ răng

Những vấn đề xung quanh việc mẻ răng và cách giải quyết
Những vấn đề xung quanh việc mẻ răng và cách giải quyết

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị mẻ. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản và hay gặp nhất: 

  • Chấn thương: Khi bạn để hàm răng có va chạm mạnh với một vật quá cứng hoặc khi có lực tác động lớn từ bên ngoài vào thì rất dễ gây nứt, mẻ răng.
  • Nghiến răng: Nhiều người có thói quen nghiến răng khi ngủ, đây chính là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến răng bị mài mòn, yếu đi và dễ nứt, mẻ.
  • Cắn vật cứng: Những thức ăn cứng, khó nhai được bạn cố xé ra hoặc thói quen sử dụng răng để cắn, xé, mở snack cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị mẻ, lúc này lực tác dụng vào răng vượt qua ngưỡng chịu đựng gây ra.
  • Bị mài mòn: Những loại thực phẩm bao gồm cam, chanh, dâu tây, cà phê, rượu… có tính axit, bào mòn rất cao, khiến cho răng yếu dần, nhạy cảm, dễ mẻ răng.
Thói quen sử dụng răng để cắn, xé mở bao bì hoặc nắp chai
Thói quen sử dụng răng để cắn, xé mở bao bì hoặc nắp chai
  • Thiếu canxi: Tình trạng ăn uống không đầy đủ chất, thiếu dinh dưỡng, không điều độ khiến cho canxi ở chất răng bị thiếu hụt, dễ gãy, vỡ, mẻ răng dù chỉ là khi ăn nhai.
  • Bệnh lý: Nếu bạn có răng bị sâu, viêm nha chu… các bệnh lý về răng miệng thì cũng khiến răng rất nhạy cảm, dễ sứt mẻ chỉ với những tác động đơn giản như khi ăn nhai.

Mẻ răng có ảnh hưởng gì không?

Trong thời gian gần đây nha khoa Oze nhận được rất nhiều câu hỏi tình trạng mẻ răng như: Mẻ răng cửa có sao không? Mẻ răng hàm có sao không? Hay mẻ răng có ảnh hưởng gì không? 
Thông thường với những răng khỏe mạnh sẽ có cấu tạo gồm 3 lớp là lớp men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó thì lớp men răng chính là phần ngoài cùng có chức năng bao phủ và bảo vệ các mô nhạy cảm ở bên trong.
Cho nên tình trạng mẻ, vỡ răng sẽ có ít nhiều đều ảnh hưởng đến cấu trúc này. Khi lớp bảo vệ mất đi thì phần gà và tủy răng có thể sẽ bị lộ ra ngoài, điều này khiến bệnh nhân cảm thấy ê buốt trong quá trình ăn uống thậm chí là khi tiếp xúc với không khí lạnh. Cụ thể răng mẻ gây ra các tác hại khôn lường sau:

Tăng nguy cơ bị thương ở lưỡi

Đây là hậu quả nhẹ nhất, khi răng bị mẻ phần răng còn lại sẽ có bề mặt lởm chởm và sắc nhọn. Nếu như không cẩn thận bạn có thể vô tình cắt vào lưỡi.

Răng mẻ nhạy cảm với áp lực

Khi bị sâu răng, răng trở nên suy yếu, kích động và bị tổn thương. Điều này dẫn đến tổn thương và làm hở dây thần kinh bên trong. Và chỉ cần một tác lực nhỏ cũng sẽ khiến bạn đau đớn. 

Răng mẻ nhạy cảm với nhiệt độ

Mặc dù không gây áp lực lên răng, sự thay đổi về nhiệt độ vẫn có thể gây ra đau đớn. Người bị mẻ răng, do cấu trúc răng bên ngoài không còn giữ được chức năng, khiến cho chân răng bị lộ ra và răng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Tạo nên nhiều bất tiện khi ăn đồ quá lạnh, quá nóng. 

Răng mẻ có thể bị mất răng

Khi mẻ răng, chân răng bị lộ ra, sự suy yếu về cấu trúc răng dẫn đến nguy cơ cả chiếc răng có khả năng bị gãy hoàn toàn. Đặc biệt khi bạn nhai đồ cứng. 

Gây nhiễm trùng

Chân răng bị hở khi mẻ làm cho răng dễ bị sâu và nhiễm trùng. Sự tổn thương dây thần kinh và áp-xe răng có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. 
Ngoài ra các vi khuẩn và tác nhân gây bệnh răng miệng khác sẽ dễ dàng tấn công vào cấu trúc sâu bên trong của răng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc phải các bệnh lý về răng như: Sâu răng, viêm tủy hay viêm chóp răng, áp xe răng,… Nếu bạn còn không tìm cách phục hồi răng bị mẻ thì sẽ có nguy cơ mất răng rất cao.

Mảnh vụn mẻ răng rất dễ theo thức ăn trôi xuống các cơ quan tiêu hóa
Mảnh vụn mẻ răng rất dễ theo thức ăn trôi xuống các cơ quan tiêu hóa

Nếu răng bị mẻ đến hở phần ngà răng thì răng đặc biệt nhạy cảm hơn, gây giật mình đau nhức dù là với tác động rất nhỏ, các kích thích được dẫn vào thông qua các lỗ nhỏ li ti trên ngà răng. 
Khi mẻ răng, 1 phần bên trong của răng hở ra, tạo điều kiện cho các khi khuẩn xâm nhập dễ dàng, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng về răng, hậu quả có thể gây mất răng hoàn toàn hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến các răng xung quanh nữa.

Răng mẻ bị nhức không?

Như chúng tôi đã nói ở trên răng bị mẻ có thể làm lộ phần ngà và phần tủy răng khiến cho răng bị nhạy cảm, đau nhức. Khi vi khuẩn xâm nhập vào răng gây bệnh lý về răng miệng sẽ khiến bạn đau đớn vô cùng đặc biệt tình trạng áp xe răng rất nguy hiểm…Hậu quả là phá huỷ đến các răng kế cận.

Bị mẻ răng cửa phải làm sao?

Mẻ răng cửa phải làm sao? Khi không may bị mẻ răng, nhất là các răng ở vị trí răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ rất lớn cho nên bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa, nha khoa để bác sĩ thăm khám cũng như tư vấn biện pháp khắc phục răng mẻ, quan trọng nhất là phục hồi răng cửa bị mẻ nhanh chóng, hiệu quả và thẩm mỹ nhất. 
Thông thường mẻ răng có thể hàn răng hay còn gọi là trám răng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần phải làm mão răng hoặc dán sứ veneer. Quá trình điều trị tại nha khoa có thể gồm nhiều lần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương gây ra. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, mẻ răng quá thì bác sĩ yêu cầu chữa tủy hoặc thậm chí là trồng lại răng. 

Dán lại các mảnh răng bị mẻ

Đối với những trường hợp mà răng bị mẻ ít và không gây tổn thương đến lớp tủy và lớp ngà răng thì bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để tiến hành dán lại mảnh bị vỡ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực hiện khi bệnh nhân có các mảnh vỡ răng chắc khỏe và không bị hư hỏng cũng như phải giữ gìn mảnh vỡ tốt.
Dán sứ Veneer được sử dụng nhiều. Dán sứ có nhiều ưu điểm và được nhiều người lựa chọn hơn so với bọc răng sứ. Dán sứ là phương pháp dùng một mặt dán mỏng dán cố định lên mặt ngoài của răng. Dán răng giúp bảo tồn tối đa cho răng thật về cấu trúc và tuổi thọ.

Cách xử lý thông minh tại nhà khi mẻ răng

Khạc nhổ mảnh vỡ ra

Ngay lập tức khạc nhổ mảnh vỡ ra khỏi miệng, cần thiết thì nhả luôn cả miếng nhai có chữa mảnh vỡ. Nếu bạn không thực hiện khạc nhổ, mảnh vỡ răng có thể gây tổn thương đến nướu và khoang miệng của bạn. Hơn nữa, những gờ, cạnh sắc nhọn của miếng mẻ có thể còn ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng và quá trình tiêu hóa diễn ra.

Những gờ sắc nhọn của miếng răng bị mẻ sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa
Những gờ sắc nhọn của miếng răng bị mẻ sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa

Không chạm vào gờ răng bị mẻ

Không nên tò mò hoặc tự ý kiểm tra mặt răng, gờ răng bị mẻ, lúc này chúng còn khá sắc bén, có thể gây đứt tay, chảy máu, tổn thương đến lưỡi hoặc nướu bên trong miệng. Hãy nhanh chóng đặt một miếng bông gòn vào vị trí răng bị vỡ, sau đó cắn chặt, không để răng phải tiếp xúc với các mô mềm xung quanh, đồng thời cũng hạn chế được sự tấn công của các vi khuẩn răng miệng, gây nhiễm trùng.

Giữ lại các mảnh vỡ

Các mảnh vỡ nên được giữ lại vì các bác sĩ có thể cần nó để gắn lại vào vị trí cũ. Gom các mảnh vỡ lại rồi bảo quản nó cùng với 1 ít sữa hoặc nước bọt nhé. Không nên tự ý tò mò mà gắn nó lại vào răng, cũng không kết dính vào lại được, lại có khả năng gây ra các tổn thương về nướu.

Các mảnh vỡ được giữ lại vì các bác sĩ có thể sử dụng nó để gắn vào vị trí cũ
Các mảnh vỡ được giữ lại vì các bác sĩ có thể sử dụng nó để gắn vào vị trí cũ

Súc miệng

Khi răng bị mẻ, phần răng bị hở ra bên ngoài rất nhạy cảm, sẽ trở thành thời cơ tấn công rất tốt cho các vi khuẩn răng miệng. Phần ngà răng, tủy răng bị nhiễm trùng, tổn thương dẫn đến những cơn đau nhức và những bệnh lý nghiêm trọng không ai muốn. Chính vì vậy, ngay lập tức súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi đã lấy các mảnh vỡ ra và ngậm miếng bông gòn lại thật chặt nhé!

Hẹn gặp bác sĩ

Để giải quyết vấn đề một cách an toàn, chính xác và lâu dài nhất, bạn cần đặt lịch hẹn gặp các bác sĩ nha khoa ngay để có được những tư vấn, giải đáp và cách chữa trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ giúp bạn giải quyết được các gờ sắc nhọn, bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, cũng xử lý các vấn đề bệnh lý phát sinh.

Che phủ gờ răng sắc nhọn

Nếu trường hợp bạn chưa thể đến gặp bác sĩ ngay, hãy tìm cách che phủ gờ răng bị mẻ lại bằng sáp nha khoa hoặc kẹo cao su không đường, hạn chế khả năng gây tổn thương mô mềm, vùng nướu răng miệng. Sáp nha khoa cũng được dễ dàng tìm thấy ở các tiệm thuốc tây đấy, đừng quá lo lắng nhé!

Cẩn thận trong ăn uống

Trong quá trình ăn uống cũng cần thận trọng hơn, lựa chọn những loại thực phẩm mềm, lỏng chẳng hạn như cháo, bột, sinh tố… Hạn chế tối đa những loại thức ăn quá dai, hoặc quá cứng, chua, cay, quá nóng hoặc quá lạnh cũng thế. Không nên nhai thức ăn ở vị trí mẻ răng, dễ gây đứt lưỡi, xước nướu.

Nên ăn uống thức ăn mềm, dễ nuốt
Nên ăn uống thức ăn mềm, dễ nuốt

Tìm hiểu các cách chữa mẻ răng

Để khắc phục tình trạng mẻ răng, chúng ta phải đến các cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện. Tuỳ vào tình trạng răng bị mẻ như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa khác nhau. Dưới đây là 5 phương pháp khắc phục tình trạng mẻ răng hiệu quả nhất. 

Mài răng

Khi răng của bạn chỉ bị mẻ một mảnh rất nhỏ, không đáng lo ngại, gây ảnh hưởng gì lớn đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ thì sẽ được khuyên mài răng đi, tạo được độ bóng và độ nhẵn như lúc ban đầu, giúp ngăn chặn những gờ nhọn gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng của bạn.

Trám lại vết nứt

Nếu răng bạn bị nứt không quá sâu, bạn sẽ được bác sĩ khuyên trám lại bằng chất liệu Amalgam bạc hoặc plastic. Miếng trám giúp ngăn ngừa việc vi khuẩn xâm nhập và tấn công đến tủy răng, cũng không cho các thức ăn, mảng bám đọng lại trong đó gây ra các bệnh lý nhiễm trùng và sâu răng.

Gắn lại mảnh vỡ

Trường hợp mẻ răng một mảng khá lớn nhưng không gây hở chân răng hoặc tổn thương đến tủy thì các nha sĩ có thể thực hiện công tác gắn lại các mảnh vỡ bằng phương pháp và dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp được sử dụng khi mảnh răng vỡ không bị sâu, được bảo quản tốt, chưa có dấu hiệu bị hỏng.

Các mảnh vỡ lớn không gây hở chân răng hoặc tủy sẽ được gắn lại
Các mảnh vỡ lớn không gây hở chân răng hoặc tủy sẽ được gắn lại

Nhổ và trồng răng mới

Nếu răng bị mẻ một mảnh lớn đến mức nghiêm trọng, các bác sĩ không thể ứng dụng một trong những cách trên thì họ sẽ tiến hành nhổ và trồng răng mới thay thế. Có khá nhiều các phương pháp phục hình hiện nay cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên đối với những trường hợp mẻ răng thì người ta vẫn hay sử dụng nhất là phương pháp cấy ghép implant 
Cấy ghép implant là phương pháp phục hình răng tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Trong phương pháp đó, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép 1 trụ implant với chất liệu titanium thuần vào xương hàm, thay thế cho phần chân răng gốc. Sau khi đã có trụ implant khớp với xương hàm, bác sĩ sẽ phủ bên trên khớp nối Abutment có 1 răng sứ phục hình đã được căn chuẩn giống với chiếc răng cũ đã mất nhất có thể. Trụ implant thay thế chân răng gốc giúp cho tình trạng tiêu xương hàm không thể diễn ra, không khiến biến dạng khuôn xương mặt. Tuổi thọ của phương pháp này sẽ kéo dài lên đến 20 năm và có thể cả đời nếu được bảo quản tốt.

Bọc răng sứ khi mẻ răng

Khi răng bị mẻ mà bạn không muốn thay thế phần răng thật, không muốn nhổ nó đi thì nên sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết tủy ở răng của bạn, sau đó tiến hành mài mòn phần gốc răng còn lại để tạo thành 1 chiếc “cọc”, sau đó phủ lớp răng sứ bên ngoài. Mão răng sẽ được gắn chặt với răng bằng các loại chất gắn chuyên dụng, đảm bảo độ lâu dài cho răng sứ.

Chân răng sẽ được mài mòn và bọc răng sứ bên ngoài
Chân răng sẽ được mài mòn và bọc răng sứ bên ngoài

Phương pháp này sẽ giúp ích nhiều trong việc giúp răng trắng sáng, thẩm mỹ hơn nhiều so với chiếc răng đã cũ, đồng thời cũng tạo một lớp bọc chân răng, bảo vệ răng khỏi sự tấn công của các vi khuẩn răng miệng. Chính vì không mất răng nên bạn không cần lo đến vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh, cũng không lo vấn đề tiêu xương hàm, rất hữu ích.
Mẻ răng thật sự là một vấn đề nghiêm trọng nếu bạn không thực sự nhìn nhận và cẩn trọng với nó. Hy vọng bài viết trên đây đã đưa đến bạn những thông tin bổ ích và thú vị cho bạn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.