Răng bé bị mòn phải làm sao? Mách mẹ cách điều trị hiệu quả

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
10/02/2022
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
552

Nếu trẻ vệ sinh răng miệng không tốt sẽ gây ra tình trạng răng bị ăn mòn. Từ đó làm gia tăng nguy cơ gây sâu răng. Vậy, răng bé bị mòn phải xử lý như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” câu trả lời nhé!

Nguyên nhân gây răng bé bị mòn

Có nhiều nguyên gây răng bị mòn ở trẻ em làm mất dần lớp men răng bọc bên ngoài của răng sữa khiến trẻ dễ bị sâu răng hơn. Một trong những nguyên nhân chính gây mòn răng ở trẻ chính là vệ sinh răng miệng kém. Cha mẹ không quan sát trong quá trình trẻ đánh răng hoặc chỉ dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám trên răng. Đây chính là yếu tố thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, tấn công vào men răng.
Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác như: trẻ dùng nhiều thực phẩm, đồ uống có chứa acid. Răng sữa bị mòn do trẻ thiếu flyrua, đây là một khoáng chất tự nhiên giúp men răng phát triển, ngăn ngừa tình trạng ăn mòn, sâu răng.
răng trẻ bị mòn

Dấu hiệu nhận biết mòn chân răng ở trẻ

Tình trạng răng bé bị mòn thường diễn ra trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu rất khó để nhận biết bằng mắt thường. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng răng bị mòn ở trẻ em.

  • Đau răng: Khi men răng bị ăn mòn sẽ không còn lớp bảo vệ vững chắc gây ảnh hưởng đến nướu. Từ đó gây ra tình trạng đau răng.
  • Răng bị xỉn màu ở bề mặt: Răng bé bị vàng mòn tại vị trí gần đường viền nướu. Đây chính là dấu hiệu cho thấy tình trạng mòn răng đang tiến triển thành sâu răng.
  • Răng nhạy cảm hơn: Khi ăn thức ăn lạnh hoặc nóng trẻ cảm thấy buốt, khó chịu.
  • Nướu răng sưng tấy: Răng trẻ bị ăn mòn dần sẽ gây ra tình trạng sưng tấy, nặng hơn là chảy máu răng.
  • Răng miệng bé có mùi hôi: Nếu cảm thấy hơi thở của con có mùi hoặc miệng bé có mùi hôi thì có thể bé đang gặp vấn đề răng miệng.

răng bé bị mòn chân vàng

Bé bị mòn phải làm sao?

Khi phát hiện con bị ăn mòn chân răng, các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Dưới đây là những phương pháp điều trị răng bé bị mòn, mẹ có thể tham khảo:

Bé 1 tuổi răng bị mòn phải làm sao?

Đối với những bé 1 tuổi, mẹ cần vệ sinh răng nướu thường xuyên cho con bằng dùng dùng miếng gạc sạch nhúng vào nước ấm, sau đó lau sạch khoang miệng. Lưu ý, không được để lại thức ăn thừa, cặn sữa trong miệng trẻ.
Trong giai đoạn này bé vẫn còn uống sữa đêm, do đó mẹ cần cho trẻ súc miệng ngay sau khi uống sữa. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Theo lời khuyên của các bác sĩ không nên cho trẻ uống sữa vào ban đêm. Bởi, không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Bé 2 tuổi răng bị mòn phải làm sao?

Để xử lý tình trạng răng bé 2 tuổi bị mòn, mẹ cần hỗ trợ con vệ sinh răng miệng. Hãy chỉ cho con cách dùng bàn chải, dùng kem đánh răng dành răng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cần lựa chọn bàn chải có lông mềm, loại chuyên dùng cho trẻ để tránh làm ảnh hưởng đến nướu của con.
Trong chế độ ăn uống, mẹ cần hạn chế cho con uống nước ngọt. Đồng thời dạy cho con thói quen uống nước thường xuyên. Đây là cách xử lý đối với những trường hợp răng em bé bị ăn mòn nhẹ. Còn với những trường hợp răng bé bị mòn nặng, sâu răng thì mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Cách phòng tránh bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ

răng bé đẹp được chăm sóc
Tình trạng răng bé bị ăn mòn hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Những phương pháp phòng tránh bệnh ăn mòn chân răng của trẻ cụ thể như sau:

  • Khi ngủ không cho trẻ ngậm bình sữa.
  • Khi trẻ đã ngủ mẹ cần tháo núm vú/bình sữa ra khỏi miệng con.
  • Vệ sinh núm vú giả sạch sẽ, không tẩm mật ong hoặc đường.
  • Dùng gạc hoặc khăn ấm lau sạch nướu trẻ sau khi cho con bú.
  • Tuyệt đối không cho đồ uống ngọt vào bình sữa của con.
  • Khi trẻ được 6 tháng tuổi mẹ hãy dạy trẻ dùng cốc uống nước.
  • Trẻ ở giai đoạn từ 18 tháng đến 6 tuổi nên cho trẻ đánh răng hàng ngày bằng bàn chải trẻ em, cho lượng kem đánh răng chứa fluor bằng hạt gạo.
  • Dạy con đánh răng và chải theo đường viền nướu. Vệ sinh 2 lần một ngày, thực hiện vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, đồng thời sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch.
  • Đưa trẻ đến gặp nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và làm sạch chuyên sâu.

Kết luận

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề răng bé bị mòn và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đọc hãy truy cập vào  https://nhakhoaoze.vn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.