Hầu hết mọi người đều 1 lần bị nhiệt miệng ở trong đời, ở bất kỳ giai đoạn nào. Nhiệt miệng ở trẻ em là bệnh lý nha khoa phổ biến. Mặc dù bệnh không gây ra hệ quả nguy trọng hay nguy hiểm tính mạng. Nhưng nhiệt miệng cũng gây khó khăn trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về nhiệt miệng trẻ em, hãy cùng đón đọc.
Tại sao trẻ em bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng còn có nhiều tên gọi khác như lở miệng, loét miệng, loét áp tơ. Đây là tình trạng các mô mềm bên trong khoang miệng xuất hiện các vết loét. Vị trí phổ biến nhất ở nướu, lưỡi, má trong và vòm miệng.
Trẻ em bị nhiệt miệng sẽ có 3 dạng:
- Các vết loét nhỏ: Loét nhẹ, có đường kính 2-8mm. Các vết loét tự lành, biến mất sau khoảng 2 tuần mà không cần uống thuốc.
- Các vết loét lớn: Vết loét trắng có đường kính lên tới 1 cm, cần nhiều thời gian hơn để tự lành. Sau khi lành chúng có thể để lại sẹo.
- Nhiệt miệng herpes: Bệnh do virus Herpes simplex gây ra, các vết loét nhỏ tạo thành từng đám.
Biểu hiện em bé bị nhiệt miệng
Bệnh rộp miệng ở trẻ em có các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Xuất hiện 1 vài đốm trăng vàng trong khoang miệng của trẻ. Sau vài ngày đốm trắng to dần, vỡ bọng nước gây loét miệng.
- Các vết loét xuất hiện nên khi ăn mặn, cay nóng làm đau rát cho vết loét.
- Trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn và chảy nhiều nước dãi. Nhiệt miệng ở trẻ em tiến triển nặng có thể khiến trẻ bị sốt cao, nổi hạch ở cổ.
Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ
Nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Vô tình cắn phải môi trong, má trong hoặc bị vật cứng làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Suy giảm sức đề kháng do ăn uống nghèo dưỡng chất, căng thẳng,…
- Ăn nhiều đồ cay nóng, chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin C, B2, B3,…
- Trẻ bị dị ứng với thuốc, đồ ăn,…
- Trẻ bị nhiễm 1 số loại vi khuẩn, nấm làm rối loạn nội tiết tố gây nên nhiệt miệng.
Mẹo chữa bệnh nhiệt miệng ở trẻ em
Thông thường, các vết loét nhỏ có thể tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi có thể làm trẻ sụt cân, ốm yếu hơn. Ngoài ra, bệnh có thể tái phát nếu không được điều trị đúng cách.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, nước củ cải, để giúp vết loét nhanh lành, kháng viêm và làm giảm các triệu chứng khó chịu. Sử dụng ít nhất 3 lần/ ngày để tăng tính hiệu quả.
- Ăn những thức ăn dạng lỏng, nhuyễn, dễ nuốt như cháo, súp, cơm bột… để không ảnh hưởng nhiều vết loét.
- Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn quá cay, mặn, nóng. Ăn đồ thanh đạm.
- Ngậm mật ong hoặc thấm mật ong lên vị trí loét 2 lần/ ngày để thúc đẩy quá trình tự lành vết loét.
Top 5 loại thuốc bôi cho nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Ngoài những mẹo chữa đơn giản bên trên, các mẹ có thể sử dụng thuốc bôi để giúp các bé 9 tháng bị nhiệt miệng, các em nhỏ tuổi hơn mau lành nhiệt miệng hơn. Lưu ý khi mua thuốc bôi nhiệt miệng ở trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Xịt nano Smart Fresh
Đây là sản phẩm dạng xịt nano giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng vết loét trong khoang miệng. Các mẹ chỉ cần xịt vài lần trong ngày cho trẻ sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế kiểm chứng và công nhận an toàn và hiệu quả.
Mouthpaste
Mouthpaste có chứa dược phẩm Triamcinolon acetonid có tác dụng khắc chế vết loét phát triển. Bôi 1 lớp thuốc mỏng 2-3 lần/ngày giúp làm giảm đau rát và làm lành vết loét.
Zytee
Thuốc bôi Zytee hiệu quả ngay sau khi vừa sử dụng. Cha mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt lên bông tăm rồi thấm vào vùng da bị lở loét. Các vết nhiệt miệng ở trẻ em dịu nhẹ, bớt đau rát hơn sau khi bôi thuốc. Thuốc còn được dùng trong điều trị đau răng, viêm lưỡi.
Kamistad
Kamistad lành tính, không gây kích ứng và tác dụng phụ. Các thành phần có trong thuốc có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Thuốc có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Xịt miệng Traful
Một sản phẩm chữa nhiệt miệng dạng xịt khác là Traful. Tinh chất bạc hà có trong xịt miệng đem lại cảm giác the mát, giảm cơn đau, khó chịu của các vết loét gây ra. Traful hạn chế việc bị nhiễm trùng tại các vết loét, ngăn ngừa sưng tấy và làm khô miệng các vết loét giúp nhanh lành vết thương.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về nhiệt miệng ở trẻ em và gợi ý 5 loại thuốc chữa nhiệt miệng hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bôi cho trẻ, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Nếu trẻ có các triệu chứng lở miệng kéo dài nhiều tuần, liên hệ nha khoa Oze để được hỗ trợ kịp thời.