Lở miệng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân & Cách điều trị

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
25/01/2022
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
215

Lở miệng ở trẻ nhỏ là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 10 tuổi. Mặc dù bệnh không gây ra nguy hiểm hay hệ lụy về sau nhưng các vết loét có thể làm trẻ đau đớn và khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cùng nha khoa Oze tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh ở trẻ nhỏ này.

Lở miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh lở miệng, nhiệt miệng ở trẻ em hay tên khoa học là loét canker ở miệng là bệnh hiếm gặp ở trẻ từ vài tháng tuổi đến 10 tuổi. Các vết loét có hình dạng tròn, màu trắng và vàng, xung quanh hơi tấy đỏ. 
Các vết lở miệng thường xuất hiện tại các mô mềm như môi, má trong, trên lưỡi, nướu và vòm họng. Đặc biệt chúng có thể tập trung thành từng cụm hoặc riêng lẻ. 

Nguyên nhân em bé bị lở miệng

Hiện nay, chưa có công bố chính thức về nguyên nhân chính gây ra bệnh lở miệng trẻ em. Tuy nhiên, một số yếu tố được xác định là nguồn khởi phát của bệnh như:

  • Di truyền: Trong gia đình từng có người bị lở miệng, khả năng trẻ nhỏ bị bệnh sẽ cao hơn.
  • Căng thẳng: Đối với các trẻ lớn tuổi, lở miệng có thể xuất hiện khi trẻ căng thẳng trong thời gian dài.
  • Chấn thương: Một số tác động ngoại lực ảnh hưởng đến các mô mềm như vô tình cắn vào lưỡi, má trong, đánh răng quá mạnh hoặc thủ thuật nha khoa tạo ra vết thương hở. Từ đó, các vết thương đó phát triển thành lở loét ở miệng. 
  • Một số nguyên nhân khác như virus, dị ứng, chế độ ăn uống nghèo dưỡng chất… 

lở miệng ở trẻ nhỏ

Phân biệt lở miệng ở trẻ với mụn rộp

Lở mép miệng ở trẻ em có những dấu hiệu và triệu chứng khá giống với bệnh mụn rộp. Chính vì thế, cần phân biệt rõ ràng những vết lở xuất hiện là bị lở miệng ở trẻ em hay do mụn rộp.

  • Lở miệng ở trẻ nhỏ (Loét canker): Các vết loét xuất hiện ở các mô mềm trong khoang miệng, không có khả năng lây lan sang khu vực khác.
  • Mụn rộp ở môi: Các vết loét do virus herpes simplex gây ra nên rất dễ lây lan, thường xuất hiện ở ngoài môi.

Em bé bị lở miệng phải làm sao?

Bé 2 tuổi bị lở miệng phải làm sao? Em bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Chắc hẳn các phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng và muốn tìm ra cách để chữa khỏi bệnh cho con của mình. 
Trẻ em bị nhiệt miệng phải làm sao? Hãy áp dụng thử 5 cách chữa nhiệt miệng dưới đây đơn giản mà hiệu quả. 

Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng gây ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp cho vết loét mau lành. Do đó, các mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc chấm mật ong vào vết loét 1-2 lần/ngày.

Súc miệng bằng nước củ cải

Trong củ cải chứa nhiều vitamin A,C giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Nếu bé không thể uống nước củ cải, có thể cho bé súc miệng bằng nước cốt củ cải đã pha loãng 3 lần/ngày. 

Uống nước cà chua

Ngoài nước củ cải, sử dụng nước cà chua cũng đem lại hiệu quả tương tự. Cà chua chứa nhiều vitamin hữu ích cho cơ thể, giúp trẻ có thêm sức đề kháng. Các vết lở cũng mau lành hơn.
uống nước cà chua khỏi lở miệng

Bổ sung vitamin C 

Lở miệng ở trẻ nhỏ có thể là do thiếu vitamin C trong cơ thể. Chính vì thế, cho trẻ uống nước cam, nước chanh hàng ngày cũng sẽ giúp trẻ kháng viêm, đẩy nhanh quá trình lành thương. Không nên pha nước quả quá chua vì có thể làm loét dạ dày ở trẻ.

Sử dụng bột sắn dây

Uống bột sắn dây là 1 cách hữu hiệu giúp trẻ giảm đau rát tại các vết lở loét, thúc đẩy quá trình tự lành vết thương. Pha 1-2 cốc/ ngày cho trẻ uống trong vòng 2-3 ngày để đạt hiệu quả tốt.

Lở miệng trẻ em: khi nào cần gặp bác sĩ

Bởi vì lở miệng trẻ em có nhiều triệu chứng tương tự với các bệnh viêm khác, để xác định bệnh chính xác hoặc khi các vết loét kéo dài trong nhiều tuần, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.
Cha mẹ cần thông báo cụ thể các triệu chứng, biểu hiện của trẻ khi xuất hiện các vết lở như sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết… Trẻ có thường gặp các vấn đề lở miệng hay không cũng cần được nói rõ. Từ đó, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương án chữa trị hiệu quả nhất. 
Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống hay bôi, điều này có thể làm các vết loét phát triển nhiều hơn. Ngoài ra, sử dụng thuốc không đúng có thể gây biến chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Kết luận

Khi nhận thấy lở miệng ở trẻ nhỏ kéo dài nhiều tuần cùng biểu hiện bất thường, hãy liên hệ đến cơ sở nha khoa uy tín (nha khoa Oze) hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời. Liên hệ nha khoa Oze để được tư vấn hỗ thêm các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng. 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.