14 Cách chữa nhiệt miệng đơn giản và hiệu quả tại nhà

Tác giả:
admin
Tham vấn Y khoa:
Ngày đăng:
18/12/2019
Lần cập nhật cuối:
04/04/2022
Số lần xem:
413

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Việc cơ địa bên trong người nóng vào mùa hè, yếu tố di truyền, dùng chung vật dụng cá nhân là những nguyên nhân chính dẫn tới nhiệt miệng. Nhiệt miệng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh khi ăn uống, sưng tấy bên trong khoang miệng và phải kiêng khem một số đồ ăn gây nóng trong. Tình trạng nhiệt miệng có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tùy vào vết loét nhiệt miệng và cơ địa của mỗi người. Hiểu được những vấn đề bạn gặp phải, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin, phương pháp trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng trông như thế nào?

Nhiệt miệng là vết loét nhỏ bên trong khoang miệng của bạn. Vị trí  xuất hiện ở mọi nơi trong khoang miệng như nướu, lợi và lưỡi và không bao giờ xuất hiện ở ngoài miệng. Nhiệt miệng gây ra từ virus herpes nhưng không gây ra nguy hiểm về sức khỏe nhưng gây cảm giác khó chịu khi ăn hoặc nói.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng mà bạn không thể nắm  rõ như:

  • Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, đồ chua và đồ ăn chứa  chứa gluten
  • Stress
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.
  • Một số bệnh về viêm ruột, loét đại tràng, bệnh Crohn,  bệnh Behcet

Triệu chứng khi xuất hiện nhiệt miệng

Người bị nhiệt miệng sẽ thấy: Sưng hạch bạch huyết trong khoang miệng, tâm trạng khó chịu, bất ổn lo lắng, ngoài ra nhiệt miệng còn có thể gây sốt và nổi hạch ở cổ…

Tham khảo các cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Nhiệt miệng gây nên phiền toái đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy tham khảo và ứng dụng một trong những cách dưới để xóa bay nhiệt miệng.

Cách chữa nhiệt miệng bằng nước muối loãng

Muối được biết đến nhờ độ mặn, tính sát khuẩn cao, trị mùi hôi và giá thành vô cùng rẻ. Trong đời sống nó là một loại gia vị không thể thiếu, còn trong y học nó là bài thuốc trị rất nhiều bệnh. Trong đó, điển hình trong bài viết này là cách chữa nhiệt miệng. 

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước muối loãng
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước muối loãng

Phương thức thực hiện: Tùy vào độ mặn bạn muốn trong nước súc miệng của mình mà căn chỉnh cho muối. Cũng giống như việc bạn muốn súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh sao cho phù hợp với thời tiết. Thường thì nước muối loãng được pha như sau: Cho nửa thìa muối + 500ml nước khuấy đều tạo thành dung dịch nước muối loãng. Nước muối pha loãng đựng trong chai được để ở nơi thoáng mát, không có nắng tránh gây mọc rêu mốc bên trong gây mất vệ sinh.

Trị nhiệt miệng bằng nước ép cơm dừa

Được biết đến nhờ tác dụng diệt khuẩn, làm dịu cơn đau và trị các nốt viêm loét trong khoang miệng, nước ép cốt dừa mang lại vô số những công hiệu cao đối với trị các bệnh về nhiệt miệng. Dễ tìm kiếm và phương pháp thực hiện đơn giản cùng một chiếc máy ép cơm dừa hiện đại ngày nay bạn có thể dễ dàng có được những ly nước cơm dừa.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước ép cơm dừa
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước ép cơm dừa

Phương thức thực hiện: Cứ 1kg cơm dừa bạn có thể ép được 0.63kg nước cốt dừa nguyên chất. Ngày súc miệng 2 – 3 lần / ngày với nước cơm dừa tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ nhanh chóng khỏi một cách bất ngờ.

Trị nhiệt miệng bằng nước hạt rau mùi

Nước hạt rau mùi là phương pháp chữa nhiệt miệng thần tốc. Nước hạt rau mùi có khả năng kháng khuẩn, trị viêm, thanh nhiệt cùng hương rau thơm mát đem lại hơi thở thơm tho. Giúp làm giảm nhanh và hiệu quả các cơn đau do nhiệt miệng gây ra một cách nhanh chóng mà cách làm cũng vô cùng đơn giản.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước hạt rau mùi
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước hạt rau mùi

Phương thức thực hiện: Cho 1 muỗng canh hạt rau mùi vào 1 ly nước đã đun sôi, ngâm trong vài phút sau đó lọc sạch hạt. Bạn đã có được ly nước – là cách chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.

Trị nhiệt miệng bằng nước củ cải

Được biết đến là loại củ quen thuộc hay xuất hiện trong các món ăn. Nhưng mấy ai biết được công năng của củ cải giúp trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả. Cách làm cũng vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước củ cải
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước củ cải

Phương thức thực hiện: Xay nhuyễn 300gam củ cải trắng lọc lấy nước rồi hòa với nước sôi. Tạo thành nước súc miệng dùng trong một ngày, ngày súc 2 – 3 lần tình trạng nhiệt miệng sẽ giảm đáng kể.

Trị nhiệt miệng bằng nước ép cà chua

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn, nhưng mấy ai biết rằng nó là vị thuốc Đông y giúp trị nhiệt miệng. Cà chua có tính bình định, vị chua, hơi ngọt giúp thanh nhiệt.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước ép cà chua
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng nước ép cà chua

Phương thức thực hiện: Bạn có thể thực hiện một trong hai cách là: nhai cà chua sống hoặc ép lấy nước ngày dùng 3 – 4 lần sẽ giảm tình trạng nhiệt miệng ngay tức khắc.

Trị nhiệt miệng bằng cách ngậm nước khế chua

Khế là một loại quả có vị chua, do đó mà nó được biết đến với công dụng trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả. Khế có vị chua ngọt thanh đặc trưng, tính lạnh không độc. Hiệu quả cho việc giải độc, trị phong nhiệt. Là loại trái cây được ưa chuộng và phổ biến trên thị trường và có giá thành rẻ nên bạn nên bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các chợ và siêu thị.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng phương pháp ngậm nước khế chua
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng phương pháp ngậm nước khế chua

Phương thức thực hiện: Rửa sạch 3 quả rồi loại bỏ phần vỏ cứng cạnh ở năm cánh quả khế (phần có vị chát). Cho vào máy xay nhuyễn rồi rót nước sôi vào để nguội, lọc lấy nước. Áp dụng uống vài ngày nhiệt miệng sẽ khỏi ngoài ra nước uống này còn giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt cho sức khỏe nên bạn có thể sử dụng thường xuyên.

Cách chữa nhiệt miệng bằng cách bôi mật ong

Không phải là phương pháp pha uống như các phương pháp trên. Mật ong ở đây dùng để bôi lên vết nhiệt miệng (có thể dùng trực tiếng với mật ong nguyên chất). Tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp phục hồi vết thương nhanh hơn.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng mật ong
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng mật ong

Phương thức thực hiện vô cùng đơn giản: Không cần phải pha chế cầu kỳ mất thời gian, bạn chỉ cần dùng mật ong bôi vào vị trí bị nhiệt miệng. Để nguyên đó sau vài giờ súc miệng lại với nước. Tuyệt đối lưu ý, không dùng mật ong pha nước khi bị nhiệt miệng. Mật ong pha với đường tạo một thức uống có tính nóng cao, có tác dụng ngược lại nên bạn hãy lưu ý.

Trị nhiệt bằng phương pháp bôi nước lá rau ngót

Xay nhuyễn rồi đắp vào phần bị nhiệt miệng hay, dùng làm nước uống hoặc là bạn cho vào để nấu ăn thì rau má luôn có tính chất chữa nhiệt miệng và thanh nhiệt rất tốt.

Cách chữa nhiệt miệng bằng nước cam chanh

Chứa nhiều vitamin C, nước cam chanh giúp tăng cường đề kháng, thanh nhiệt loại bỏ nhiệt miệng trong cơ thể. Uống mỗi ngày mỗi cốc sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng của bạn chuyển biến tốt

Cách chữa nhiệt miệng bằng nước cam chanh
Cách chữa nhiệt miệng bằng nước cam chanh

Trị nhiệt miệng bằng nước rau má

Rau má là vị thuốc nam có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng. Giống  như nước cam chanh, mỗi ngày bạn uống 1 ly sẽ giúp thanh nhiệt và giảm nhiệt miệng hiệu quả.

Cách chữa nhiệt miệng bằng giấm táo

Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn cao, có vai trò như vị thuốc kháng sinh.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng giấm táo
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Phương thức thực hiện: Pha nước ấm và giấm táo có tỷ lệ giống nhau. Dung dịch được tạo ra sẽ là nước súc miệng, đây là cách chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả cho bạn nếu sử dụng đều đặn mỗi ngày.

Cách chữa nhiệt miệng bằng nước lá bàng

Phương thức thực hiện: Đun một nắm lá bàng nhỏ trong 30 phút để nguội dùng để súc miệng hằng ngày vô cùng hiệu quả.

Trị nhiệt miệng bằng bột nước sắn dây

Bột sắn dây có tính mát, giải nhiệt tốt. Là cách chữa nhiệt miệng vô cùng công hiệu và đơn giản.

Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng bột nước sắn dây
Ảnh minh họa trị nhiệt miệng bằng bột nước sắn dây

Phương thức thực hiện: Pha 10 – 15g bột sắn dây với nước ấm để uống ngày 2 lần mỗi ngày. Tình trạng nhiệt miệng sẽ không còn diễn ra nữa

Cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda và muối

Muối và baking soda có tác dụng diệt khuẩn và sát khuẩn vô cùng hiệu quả.
Phương thức thực hiện: Pha hỗn hợp gồm 1 thìa bột baking soda + 1/2 thìa muối +100ml nước. Dùng để làm nước súc miệng, sau đó súc lại sạch với nước. Dùng 4 – 5 lần/ngày khi vừa mới phát sẽ có hiệu quả.

Ảnh minh họa cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda
Ảnh minh họa cách chữa nhiệt miệng bằng baking soda

Ngoài ra, nếu tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm thì bạn nên sử dụng các loại thuốc chữa nhiệt miệng được chiết xuất từ thảo dược được tư vấn và bán trên các hiệu thuốc.
Bài viết dưới đây hy vọng sẽ là nguồn cung cấp thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Giúp bạn nắm bắt được cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, hiệu quả mà giá thành vô cùng rẻ. Ngoài ra thông qua bài viết, bạn sẽ biết được cách sinh hoạt ăn uống những thực phẩm sao cho tốt để gan luôn được thanh nhiệt. Chúc các bạn và gia đình luôn có được một sức tốt.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.